Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp tính, cần phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa đang bị viêm sưng càng sớm càng tốt để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy hiện nay có các phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa nào là phổ biến, phương pháp nào được đánh giá là tối ưu và áp dụng rộng rãi hơn? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Các phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa phổ biến hiện nay
Hiện nay 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị viêm ruột thừa là mổ mở và mổ nội soi, cụ thể
Mổ mở là phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa truyền thống
Đâ là phương pháp phẫu thuật truyền thống, bác sĩ sẽ tiến hành mở một vết rạch lớn trên thành bụng người bệnh, thông thường vết rạch này có độ dài từ 10cm – 15cm. Sau đó bác sĩ sử dụng dụng cụ phẫu thuật tiến hành cắt bỏ ruột thừa đang sưng viêm, kết thúc bằng việc khâu lại khu vực mổ bằng chỉ y tế.
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa hiện đại
Đây là phương pháp tiên tiến áp dụng trong điều trị ruột thừa. Với mổ nội soi, bác sĩ tiến hành mở 3 vết rất nhỏ trên thành bụng, mỗi vết chỉ có đường kính từ 0,3mm đến 0,5mm, sau đó đưa dụng cụ có gắn đầu camera kết nối hình ảnh với màn hình cũng như các dụng cụ phẫu thuật khác vào trong khoang bụng người bệnh. Camera sau khi đưa vào cơ thể sẽ hiển thị chân thực các cơ quan bên trong khu vực ruột thừa của người bệnh, giúp quan sát rõ nét và tiến hành phẫu thuật chuẩn chỉnh, chính xác. Sau khi loại bỏ được ruột thừa sưng viêm ra khỏi cơ thể, bác sĩ cũng sẽ tiến hành đóng lại 3 vết mổ này bằng chỉ y tế.
Đối với mổ mở, người bệnh sẽ mất sức hơn do vết rạch dài, thời gian hồi phục vì thế cũng lâu và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn. Ngược lại, với ưu điểm là vết mổ nhỏ, xâm lấn tối thiểu thì sau mổ nội soi thời gian hồi phục của người bệnh sẽ được rút ngắn, không mất sức nên ít đau và hầu như không để lại sẹo
Tùy vào tình trạng và mức độ sưng viêm cũng như các yếu tố liên quan mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau. Tuy nhiên, với những điểm mạnh như ít đau, hiệu quả, nhanh ra viện, không để lại sẹo…thì mổ nội soi cắt bỏ ruột thừa được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý viêm ruột thừa và là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.
2. Chế độ ăn uống, vận động sau phẫu thuật cắt ruột thừa
Sau phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và vận động để chóng phục hồi và quay lại cuộc sống bình thường.
Nên ăn gì?
Trong vòng từ 6 – 8h sau khi cắt ruột thừa thì người bệnh có thể dùng sữa ấm để bù mất nước, chống đói. 2 ngày nằm viện thì nên ăn những thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu như cháo lỏng. Sau 2 ngày thì tiến hành bổ sung dinh dưỡng đủ đủ 4 nhóm chính: tinh bột, chất béo, vitamin và chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Theo các chuyên gia thì người vừa tiến hành cắt ruột thừa sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa thức ăn hơn người bình thường vì hệ tiêu hóa yếu, chưa được hồi phục. Do đó, cần bổ sung:
- Nhóm thức ăn dễ tiêu: Cháo súp, sữa, sữa chua, khoai nghiền là những thực phẩm nên bổ sung sau khi vết thương lành để ổn định hệ tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng làm việc cho hệ tiêu hóa.
- Nhóm thực phẩm giàu beta – carotene: Đây là tiền chất của Vitamin A, cực kỳ có tác dụng đối với người mệt mỏi, người mới ốm dậy. Cần bổ sung chất này thông qua nhóm thực phẩm tự nhiên như cà rốt, bắp cải, khoai lang, rau diếp, củ cải…
- Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ: Đa phần các thực phẩm này đều dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng đến vết thương và có nhiều lợi ích như giúp cơ thể thải độc thường xuyên, điều hòa đường huyết… Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… có thể là lựa chọn tuyệt vời của bạn.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng thông qua đa dạng thực phẩm: Ngoài rau củ các thứ bạn cần tăng cường dùng các loại cá biển giàu omega -3 và protein tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cho sự phục hồi của cơ thể. Bổ sung các loại vitamin như A, C, E giúp cơ thể chống nhiễm trùng từ các thực phẩm như hạt hạnh nhân, rau mồng tơi…
- Uống nước đầy đủ: Sau cắt ruột thừa thì người bệnh hay bị tiêu chảy hoặc táo bón, cơ thể mất nước. Do đó cần cung cấp 2 -3 lít nước mỗi ngày để đường ruột hoạt động tốt.
Cần tránh những thực phẩm gì?
Vết thương sẽ lâu phục hồi hơn nếu bạn không kiêng cữ mà dùng một số loại thực phẩm như sau:
- Rượu bia thuốc lá và chất kích thích: Tuyệt đối không dùng khi đang trong quá trình hồi phục vết thương. Ngoài ra dù đã hồi phục cũng cần hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe dạ dày và các bộ phận khác.
- Thức ăn có chứa nhiều dầu, mỡ: Những thức ăn này rất khó tiêu, kích thích vào vết thương do dạ dày và ruột phải hoạt động với công suất cao hơn.
- Thức ăn quá ngọt: Có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị tiêu chảy nữa.
- Ngoài ra, một số thực phẩm thuộc danh sách như sữa bò, thịt đỏ, trứng, đường tinh chế, đồ chế biến sẵn cũng không nên dùng vì sẽ gây nên độc tố hoặc ngăn cản sự hấp thu của ruột.
Chế độ vận động
- Trong quá trình hồi phục vết thương, bệnh nhân tuyệt đối không tập thể dục, vận động quá mức như nâng đồ nặng, bê vác…
- Khi muốn cười, hắt hơi hay ho mạnh cần sử dụng vật mềm kê bên dưới bụng tránh chuyển động bụng động vào phần cứng.
- Không đi bơi hay tắm bồn trong tháng đầu tiên hồi phục
- Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ
Hi vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Khi có những dấu hiệu của những cơn đau ruột thừa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý ngay tránh hậu quả nguy hiểm.