Ung thư tuyến thượng thận là loại ung thư hiếm gặp và thường chỉ phát hiện ra khi khối u đã lớn. Việc điều trị ung thư tuyến thượng thận lúc này gặp nhiều trở ngại, khó có cơ hội chữa khỏi.
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp bệnh ung thư tuyến thượng thận là gì?
Ung thư tuyến thượng thận phát sinh khi tế bào bất thường được hình thành, di chuyển tới khu vực tuyến thượng thận. Đây là loại ung thư hiếm gặp, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên tuyến thượng thận.
Ung thư tuyến thượng thận có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi 40 – 50 và trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em thường dễ phát hiện bệnh hơn so với người lớn. Bởi khả năng tiết ra hormone dẫn tới dấu hiệu, triệu chứng để phát hiện ra bệnh ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Với trường hợp các tế bào ung thư đã lớn, lan ra ngoài tuyến thượng thận, việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Cơ hội chữa khỏi cũng khó xảy ra, bởi việc điều trị ung thư tuyến thượng thận lúc này chỉ nhằm hoãn sự phát triển của bệnh.
Tuy nhiên, phần lớn các khối u ở tuyến thượng thận là u lành. Ví dụ như pheochromocytoma hoặc adenoma.
2. Triệu chứng điển hình của ung thư tuyến thượng thận
Những người bị ung thư ở tuyến thượng thận thường có những dấu hiệu, triệu chứng sau:
– Yếu cơ, liệt cơ
– Khát nước, tiểu đêm, tiểu nhiều
– Huyết áp tăng
– Lưng còng, tay chân gầy nhưng béo phần giữa. Trên da có vết rạn màu tím hoặc hồng.
– Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc ở nữ giới
– Rối loạn nội tiết tố gây teo tinh hoàn, mô vú mở rộng ở nam giới
– Đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, nôn
– Ăn không ngon miệng, sụt cân, sốt
Ngoài ra, còn xuất hiện thêm các triệu chứng cần phải lưu tâm như sau:
2.1 Triệu chứng do androgen, estrogen sản xuất quá mức
Nam giới và nữ giới có khối u do androgen, estrogen sản xuất quá mức sẽ không có triệu chứng nào từ hormone. Nó chỉ có triệu chứng khi khối u có kích thước lớn.
Tuy nhiên, người bị ung thư tuyến thượng thận có liên quan tới androgen, estrogen dấu hiệu nhận biết khá rõ. Ở nam giới sẽ gây rối loạn cương dương, ngực phát triển, mất ham muốn. Nữ giới gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giọng nói trầm.
2.2 Triệu chứng do cortisol
Hội chứng Cushing xuất hiện khi nồng độ cortisol sản xuất quá mức. Triệu chứng bao gồm:
– Tăng cân cùng xương đòn, má và xung quanh bụng.
– Trầm cảm
– Xương yếu, có thể gãy xương
– Huyết áp tăng cao…
Cushing có thể được tạo nên từ ung thư hoặc u tuyến thượng thận, khiến hormone và nồng độ cortisol tăng cao, tuy nhiên, điều này cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra.
2.3 Triệu chứng do aldosterone bị sản xuất vượt quá mức cho phép
Khi các khối u tuyến thượng thận sản xuất aldosterone quá mức, sẽ có những dấu hiệu sau:
– Cao huyết áp
– Sức yếu
– Nồng độ của kali ở trong máu thấp
– Cơ bắp bị chuột rút
3. Chẩn đoán xác định bệnh ung thư tuyến thượng thận
3.1 Xét nghiệm nước tiểu và máu
Việc xét nghiệm nhằm phát hiện mức độ hormone bất thường được tuyến thượng thận sản xuất. Cụ thể là aldosterone, cortisol, androgen.
3.2 Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm hoặc cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra kích thước khối u, độ lan của các tế bào ung thư ra các cơ quan khác.
3.3 Sinh thiết
Thực hiện sinh tiết giúp bác sĩ xác nhận người bệnh có bị ung thư hay không. Đồng thời khẳng định chính xác loại tế nào có liên quan.
4. Các phương pháp điều trị ung thư ở tuyến thượng thận
Điều trị ung thư ở tuyến thượng thận bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Mục đích nhằm loại bỏ khối u, ngăn ngừa ung thư quay trở lại…
4.1 Điều trị bệnh ung thư tuyến thượng thận bằng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật nhằm loại bỏ toàn bộ khối u ra khỏi tuyến thượng thận. Để đạt được kết quả mong muốn, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ các phần tuyến thượng thận bị ảnh hưởng.
Trường hợp tế bào ung thư lan tới các cơ quan một phần hoặc toàn bộ gan, thận hay các cơ quan gần đó, các bác sĩ cũng có thể cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.
4.2 Điều trị bệnh ung thư tuyến thượng thận bằng phương pháp xạ trị
Là sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế nào ung thư của tuyến thượng thận. Việc xạ trị có thể được tiến hành sau phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại.
Có hai loại xạ trị có thể được sử dụng, bao gồm: Xạ trị tia bên trong và chùm tia bên ngoài.
– Xạ trị tia bên trong: Dùng viên nhỏ chứa chất phóng xạ, đặc bên trong khối u hoặc trong cơ thể. Thông thường sẽ để lại trong cơ thể, sau đó loại bỏ.
– Xạ trị chùm tia bên ngoài: Sử dụng máy bên ngoài cơ thể, hướng bức xạ về tuyến thượng thận. Thời gian bức xạ trong khoảng thời gian 1-2 tháng. Nhược điểm là những nơi tia bức xạ đi qua đều bị ảnh hưởng, người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng phụ.
4.3 Điều trị bằng hóa trị
Hóa trị hay nói cách khác là sử dụng hóa chất để diệt tế nào ung thư, đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hỗ trợ sau khi thực hiện phẫu thuật. Mục đích nhằm giảm khả năng tái phát, hoặc điều trị trong giai đoạn ung thư đã tiến triển nặng, di căn.
Hóa trị được xem là một trong những lựa chọn phù hợp để làm chậm sự phát triển của ung thư, nếu điều trị bằng phẫu thuật không có hiệu quả.
Thuốc Lysodren (Mitotane) cũng được khuyên dùng cho người có nguy cơ tái phát cao sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, một số thuốc hóa trị khác như cisplatin, doxorubicin, etoposide… cũng có thể mang lại hiệu quả trong điều trị.
4.4 Điều trị xâm lấn
Được tiến hành khi người bệnh không thể cắt khối u, u tái phát và di căn sau phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là phục hồi nhanh và hiệu quả cao. Vết thương của điều trị xâm lấn cũng nhỏ hơn so với phương pháp điều trị truyền thống.