Các loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hiện nay

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra. Để biết được các loại vắc xin phòng HPV đang lưu hành hiện nay, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh u ác tính ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung mở vào âm đạo). Tế bào biểu mô cổ tử cung phát triển bất thường ngoài kiểm soát, xâm lấn cơ quan lân cận và có thể lan sang cơ quan khác, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Theo thống kê có khoảng 99,7% trường hợp liên quan đến vi rút HPV. Đây là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ toàn cầu.

nên khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng

Nên khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng

Mặc dù có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, nhưng bệnh ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm trong 10-20 năm với triệu chứng mờ nhạt, khó phân biệt với các bệnh khác. Phát hiện muộn có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Điều trị sớm có thể bảo vệ tử cung, khả năng sinh nở và tính mạng.

Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa, đặc biệt là thông qua việc tiêm vắc xin phòng HPV từ 9-14 tuổi. Kết hợp việc tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục, có thể giúp ngăn chặn bệnh và giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.

2. Các loại vắc xin phòng HPV hiện này

Ở nước ta hiện nay đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng vi rút HPV chính là vắc xin Gardasil và vắc xin Gardasil 9. Cả hai vắc xin này đều có xuất xứ từ Mỹ.

2.1 Vắc xin Gardasil

Vắc xin Gardasil hiệu quả trong việc ngăn ngừa các loại ung thư như cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và tổn thương tiền ung thư. Ngoài ra, nó còn bảo vệ khỏi các tác nhân gây loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh nhiễm virus HPV 6, 11, 16 và 18. Gardasil thích hợp cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hay quan hệ tình dục.

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung Gardasil được chỉ định dành cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi

Vắc xin Gardasil được chỉ định dành cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi

Phác đồ tiêm vắc xin Gardasil 3 mũi như sau:

– Liều 1: Tiêm lần đầu.

– Liều 2: 2 tháng sau liều 1.

– Liều 3: 4 tháng sau liều 2.

2.2 Vắc xin Gardasil 9

Vắc xin Gardasil 9 đa dạng hơn, phòng ngừa 9 loại virus HPV nguy hiểm, bao gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, họng, dương vật và mụn cóc sinh dục. Hiệu quả của Gardasil 9 lên đến 94%. Đặc biệt, vắc xin này phù hợp cho cả nam và nữ từ 9 đến dưới 27 tuổi.

Căn cứ vào từng độ tuổi mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tiêm phù hợp:

Phân loại theo độ tuổi và lịch tiêm vắc xin HPV:

Độ tuổi từ 9 đến dưới 15 tuổi

– Phác đồ 02 mũi:

Mũi 1: Tiêm ngay khi đạt 9 tuổi.

Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 từ 06 – 12 tháng.

– Phác đồ 03 mũi:

Mũi 1: Tiêm ngay khi đạt 9 tuổi.

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất là 01 tháng.

Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 3 tháng, hoàn thành cả 3 mũi trong 1 năm.

Độ tuổi từ 15 đến dưới 27 tuổi

– Phác đồ 03 mũi – Lịch tiêm thông thường (0-2-6) như sau:

Mũi 1: Từ 15 đến dưới 27 tuổi.

Mũi 2: Cách mũi đầu 02 tháng.

Mũi 3: Cách mũi hai 04 tháng, hoàn thành cả 3 mũi trong 1 năm.

Tuỳ theo tình hình tài chính và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất cho mình.

3. Một số điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung

3.1 Những trường hợp không nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin HPV không thích hợp trong các trường hợp sau:

Ngoài tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, mọi phụ nữ đều cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

Mọi chị em phụ nữ đều cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

– Quá nhạy cảm với thành phần nào của vắc xin.

– Đang mắc sốt cao cấp tính hoặc nhiễm trùng cấp độ vừa đến nặng. Việc tiêm nên chờ đến khi bệnh được điều trị dứt điểm.

– Có vấn đề về tiểu cầu hoặc đông máu, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

– Đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc đang thời gian cho con bú.

– Đã từng mắc nhiễm vi khuẩn HPV.

Nếu chưa có quan hệ tình dục, bạn có thể tiêm vắc xin HPV mà không cần xét nghiệm thêm. Nếu đã có quan hệ, nên tham khảo bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra ung thư cổ tử cung. Trước khi tiêm, phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn.Hãy đảm bảo tiêm đủ 3 liều trong vòng 1 năm để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2 Một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là bước cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn HPV gây ra. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin, việc chú ý và tuân thủ một số hướng dẫn là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn của quá trình tiêm chủng. Dưới đây là những điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng HPV

– Sau khi tiêm vắc xin, hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau ở vùng tiêm, sưng, hoặc triệu chứng không mong muốn khác, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

– Đủ liều tiêm: Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung thường cần tiêm đủ 3 liều trong khoảng thời gian được wẩm là. Đảm bảo tuân thủ đúng lịch tiêm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Dù đã tiêm vắc xin, việc duy trì các biện pháp phòng ngừa khác như kiểm tra định kỳ với bác sĩ, thường xuyên kiểm tra ung thư cổ tử cung, và duy trì vệ sinh cá nhân là cực kỳ quan trọng.

– Khi tiến hành tiêm vắc xin, hãy cung cấp thông tin y tế đầy đủ cho bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe hay dị ứng nào, hãy thông báo để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

– Hãy luôn lắng nghe và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quá trình tiêm chủng và các biện pháp sau tiêm để bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần được hỗ trợ các thông tin tiêm chủng liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital