Các giai đoạn niềng răng cơ bản cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Mỗi hàm răng, nụ cười đẹp là điều ai cũng mong muốn. Và quá trình niềng răng là một trong những hành trình tạo nên điều đó. Đối với nhiều người, niềng răng không chỉ là một quá trình điều chỉnh về thẩm mỹ, mà còn cả sức khỏe răng miệng. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn niềng răng.

1. Thời gian thực hiện niềng răng

Phương pháp niềng răng

Phương pháp thực hiện có thể tác động tới thời gian niềng răng

Thời gian hoàn thành quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 cho tới hơn 2 năm. Thời gian thực hiện cụ thể còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động cần lưu ý:

– Phương pháp thực hiện: Việc lựa chọn phương pháp niềng có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Một số phương pháp niềng có thể đem lại kết quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, những phương pháp ấy có thể yêu cầu sự chăm sóc chặt chẽ hơn.

– Độ phức tạp của tình trạng răng: Nếu tình trạng niềng răng của bạn không quá phức tạp, việc điều chỉnh có thể nhanh chóng hơn. Với trường hợp phức tạp với nhiều vấn đề cần phải giải quyết sẽ cần điều trị lâu hơn.

– Độ tuổi thực hiện: Niềng răng thường hiệu quả hơn ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân bởi khi đó, xương và cấu trúc răng còn linh hoạt hơn.

– Tuân thủ điều trị: Việc tuân thủ lịch trình và hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố quan trọng. Đeo niềng đúng cách và thăm khám bác sĩ đều đặn có thể giúp tăng tốc quá trình niềng răng.

– Tình trạng sức khỏe: Sức khỏe nướu và xương hàm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh răng. Nếu có vấn đề với sức khỏe nướu hoặc xương, có thể cần thêm thời gian để xử lý trước khi bắt đầu niềng răng.

2. Những điều cần biết về các giai đoạn niềng răng

Các giai đoạn niềng răng

Các giai đoạn thực hiện niềng răng sẽ có vai trò khác nhau

2.1 Các giai đoạn niềng răng cần thực hiện

Quá trình niềng răng thông thường được chia thành các giai đoạn cơ bản sau đây:

2.1.1 Giai đoạn niềng răng thứ 1: Kiểm tra, đánh giá

Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và chụp X-quang chẩn đoán để đánh giá tình trạng răng. Từ đó, phương pháp niềng răng phù hợp sẽ được xác định. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về mục tiêu điều trị và giải pháp dự kiến. Tiếp đến là bước lên kế hoạch chi tiết về cách di chuyển răng và cấu trúc xương để đạt được kết quả mong muốn.

2.1.2 Giai đoạn niềng răng thứ 2: 3 tháng đầu

Trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ lắp đặt niềng răng theo kế hoạch điều trị đã được xác định. Nếu bạn sử dụng niềng truyền thống, niềng răng có thể gây một số cảm giác không thoải mái ban đầu. Thế nhưng thường tình trạng sẽ hơn sau một thời gian.

Ở những buổi đầu tiên, bác sĩ có thể thực hiện các điều chỉnh nhẹ để bắt đầu quá trình di chuyển răng và cấu trúc xương. Các buổi này thường diễn ra khoảng mỗi 4-6 tuần.

2.1.3 Giai đoạn niềng răng thứ 3: 6 tháng tiếp theo

Ở giai đoạn này, niềng răng đã được cố định. Nướu và răng đã dần làm quen với các khí cụ. Nhờ vậy, việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.

6 tháng này chính là thời điểm bác sĩ cần kiểm soát kĩ để điều chỉnh kịp thời. Trong giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý để xây dựng quy trình thực hiện chăm sóc răng phù hợp.

2.1.4 Giai đoạn niềng răng 4: 9 tháng sau

Với giai đoạn 9 tháng này, một nửa chặng đường đã đi qua. Đây cũng chính là thời điểm chúng ta nhận thấy sự ổn định hơn của hàm răng. Điều này thể hiện qua việc mở rộng phần cung xương hàm, khớp cắn khá hài hòa, đúng vị trí.

2.1.5 Giai đoạn niềng răng thứ 5: 15 tháng tiếp theo

Thời điểm này, hàm răng đã được định hình và sẽ tiếp tục những bước dịch chuyển sau cùng. Răng sẽ được điều chỉnh những sai lệch nhỏ. Độ thẩm mỹ toàn hàm sẽ được cải thiện.

2.1.6 Giai đoạn kết thúc

Trong khoảng thời gian này, tùy vào mức độ và những đặc điểm của răng, bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng và cân nhắc về việc đeo hàm duy trì. Đồng thời, bác sĩ sẽ dặn dò những lưu ý về cách chăm sóc để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

2.2 Nguy cơ khi thực hiện không đủ các giai đoạn niềng răng

Niềng răng không đủ thời gian có thể gây ra nhiều vấn đề và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của điều trị. Dưới đây là một số nguy cơ có thể xảy ra khi quy trình niềng răng không được thực hiện đầy đủ thời gian:

2.2.1 Hiệu quả chỉnh nha không đạt được

Nếu niềng răng bị gián đoạn hoặc không đủ thời gian, răng có thể không dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Khi đó, bạn có thể không thu được kết quả mà bạn mong đợi.

2.2.2 Răng trở về vị trí cũ

Nếu răng không được giữ vững trong vị trí mới đủ thời gian, có nguy cơ răng trở lại vị trí cũ. Việc sử dụng các hàm duy trì trong giai đoạn sau điều trị có thể ngăn chặn tình trạng này.

2.2.3 Tổn thương cấu trúc răng và xương hàm

Quá trình điều chỉnh răng cần phải diễn ra một cách nhẹ nhàng và được giám sát chặt chẽ để tránh tổn thương cấu trúc răng, lợi, và xương hàm. Nếu niềng răng được thực hiện quá nhanh có thể gây ra sưng, đau và có thể tác động xấu đến sức khỏe xương, răng, nướu.

2.2.4 Không an toàn cho răng và niềng

Áp lực lớn hoặc việc điều chỉnh quá nhanh có thể làm hỏng niềng răng, gây hại cho răng. Việc niềng răng cần phải được thực hiện theo kế hoạch được cân nhắc cẩn thận. Điều này để đảm bảo về thực hiện an toàn và hiệu quả.

2.2.5 Thực hiện điều chỉnh không đủ

Việc không có đủ thời gian để kiểm soát quá trình điều chỉnh có thể dẫn đến việc không thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Điều này dẫn tới chúng ta không đạt kết quả mong muốn.

3. Lưu ý khi thực hiện trong các giai đoạn niềng răng

Các giai đoạn niềng răng cơ bản

Trong quá trình niềng răng, chúng ta cần tuân theo những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình niềng răng, chúng ta cần lưu ý một số điều:

– Hạn chế ăn nhai những món quá dai cứng, độ bám dính cao.

– Thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm sóc răng miệng thích hợp.

– Thực hiện đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện tái khám định kỳ đúng hẹn.

– Theo dõi và thông báo với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường.

Bài viết trên đã cho ta hiểu thêm về quá trình niềng răng. Lưu ý rằng niềng răng là một quá trình đòi hỏi sự cam kết và tuân thủ lịch trình để đạt được kết quả tốt. Do đó, chúng ta cần bám sát kế hoạch điều trị của bác sĩ và báo ngay khi có bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital