Các đường lây bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các đường lây bệnh sùi mào gà là chủ đề nhận được quan tâm của rất nhiều người. Bệnh sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus HPV (Human Papillomavirus). Đây là một vấn đề sức khỏe quan trọng và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn về sự lây lan của bệnh này, bài viết này Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ về các đường lây truyền của bệnh sùi mào gà và cách phòng ngừa nhé!

1. Bệnh sùi mào gà lây truyền bằng những đường nào?

1.1 Lây qua đường tình dục

Đây là đường lây bệnh sùi mào gà phổ biến nhất. Theo thống kê cho thấy, hầu hết những người mắc bệnh sùi mào gà đều do quan hệ tình dục không an toàn. Với đặc tính ẩm ướt của môi trường âm đạo rất thuận lợi cho các virus phát triển và sinh sôi. Khi quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm virus, bệnh có thể lây từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ dùng tắm, hoặc qua các hành động tình dục khác.

Các đường lây bệnh sùi mào gà thường gặp

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sùi mào gà

Quan hệ tình dục không an toàn được hiểu là quan hệ mà không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người, điều này khiến cho việc xác định nguồn lây trở nên khó khăn hơn, nguy cơ cao lây nhiễm cho nhiều người. Một số trường hợp sùi mào gà xảy ra ở vùng miệng, hậu môn là cũng do quan hệ bằng miệng, hậu môn, khiến cho người bệnh có tâm lý cực kỳ e ngại và tự ti.

1.2 Lây truyền từ mẹ sang con

Virus HPV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, nếu mẹ bị nhiễm virus HPV vào thời kỳ mang thai. Em bé có thể mắc bệnh ngay từ khi chưa sinh ra, có thể nhiễm bệnh thông qua cuống rốn, nước ối, hay do lây truyền khi sinh ra qua việc tiếp xúc da, niêm mạc, các tổn thương, trầy xước trong quá trình sinh gây ra sùi mào gà ở miệng và hầu hết là ở họng của trẻ sơ sinh.

1.3 Lây truyền khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Mặc dù không phải là đường lây truyền chính, virus HPV có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn và có thể được truyền qua đồ dùng cá nhân. Virus HPV có thể tồn tại trên các bề mặt, có thể do chia sẻ các dụng cụ tình dục, quần áo, khăn tắm, chăn ga, hoặc các đồ dùng cá nhân khác với người nhiễm bệnh. Nếu tiếp xúc với các đồ vật chứa virus này, có thể lây nhiễm và phát triển sùi mào gà. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm qua đồ vật cá nhân là rất thấp và không phải là đường lây truyền chính của bệnh này.

1.4 Lây nhiễm qua tiếp xúc không trực tiếp

Virus HPV cũng có thể được lây nhiễm qua tiếp xúc không trực tiếp với da hoặc niêm mạc của người nhiễm bệnh. Ví dụ, khi người nhiễm bệnh chạm tay vào vùng sùi mào gà trên cơ thể của họ, sau đó chạm vào các vật dụng khác như cửa tay, đồ đồng, bàn tay, điện thoại, hoặc các bề mặt khác, virus HPV có thể lây nhiễm cho người khác thông qua tiếp xúc với những vật dụng đó.

Nguy cơ nhiễm virus HPV càng cao nếu như gặp những điều kiện thuận lợi: vệ sinh không sạch sẽ, suy giảm hệ miễn dịch, môi trường sinh dục luôn ẩm ướt…

2. Sự ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến sức khỏe

Bệnh sùi mào gà có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Các sùi trên da có thể gây ra khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, sùi mào gà cũng có khả năng lây lan và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như ung thư bộ phận sinh dục, đặc biệt là ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dương vật ở nam giới. Do đó, bệnh sùi mào gà có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được phát hiện và điều trị đúng cách.

Các đường lây bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh

Bệnh sùi mào gà khiến người bệnh cảm thấy tự ti

Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng có thể thấy chúng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, sùi mào gà và mụn cóc sinh dục có thể gây đau rát khi quan hệ tình dục, đồng thời tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Chính vì thế mà khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và không dứt điểm

3. Có thể phòng tránh bệnh sùi mào gà bằng những cách nào?

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà là cách tốt nhất để tránh mắc phải căn bệnh này. Có một số biện pháp phòng ngừa đơn giản mà mọi người có thể thực hiện:

3.1 Tiêm vaccine phòng ngừa HPV

Tính đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sùi mào gà, vì vậy tiêm vaccine phòng virus HPV sẽ giúp bạn tránh khỏi bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác như: ung thư cổ tử cung, u nhú sinh dục. Độ tuổi khuyến cáo đối với loại vaccine này từ 9 – 26 tuổi chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, những trường hợp đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm nhưng hiệu quả sẽ giảm đi khá nhiều. Chính vì thế, chị em phụ nữ nên tiêm virus HPV càng sớm càng tốt. Lịch tiêm bao gồm 3 mũi:

– Mũi 1: Được tình là ngày tiêm mũi đầu tiên

– Mũi 2: Sau 2 tháng tính từ khi tiêm mũi 1

– Mũi 3: Sau 6 tháng tính từ khi tiêm mũi 1

3.2 Có đời sống tình dục lành mạnh

– Sử dụng bao cao su: Bao cao su là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh sùi mào gà. Bạn nên sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV.

các đường lây bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, định kỳ kiểm tra sức khỏe để kịp thời ngăn chặn bệnh sùi mào gà

– Không quan hệ tình dục bừa bãi: Khi có quá nhiều bạn tình, bạn sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Vì vậy, nên chung thủy quan hệ 1 vợ 1 chồng để giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.

– Hạn chế quan hệ qua đường miệng hay hậu môn để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Có thể sử dụng các biện pháp bôi trơn để tránh các sự cố rách, thủng bao cao su.

– Kiểm tra và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nếu bạn hoặc đối phương đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy lập tức đi khám và điều trị ngay để tránh lây nhiễm virus HPV và bệnh sùi mào gà.

3.3 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần giúp bạn:

– Chủ động chăm sóc và tích cực nâng cao sức khỏe bản thân

– Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, các bệnh phụ khoa khác.

– Can thiệp kịp thời để giảm nguy cơ gây nên biến chứng nghiêm trọng.

3.4 Xây dựng lối sống lành mạnh

Có một hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp đẩy lùi virus HPV. Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch của mình bằng cách ăn uống đúng cách, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm stress.

Với trường hợp đang sống chung với người mắc bệnh sùi mào gà, cần lưu ý một số điều:

– Sắp xếp gọn gàng và tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người bị bệnh

– Giặt giũ thường xuyên chăn màn, ga gối, khăn…

– Vệ sinh bề mặt tiếp xúc hàng ngày, có biện pháp bảo hộ phù hợp khi tiếp xúc với người bệnh.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về các đường lây bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh, hy vọng có thể giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của chính mình và cả những người thân xung quanh. Nếu cần thêm các thông tin về bệnh sùi mào gà, vui lòng liên hệ với Thu cúc TCI để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital