Các cách bổ sung vitamin B1 an toàn và tốt cho sức khỏe

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Dược sĩ

Phạm Minh Hưng

Trưởng khoa Dược

Vitamin B1 thuộc nhóm vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích, nhận biết dấu hiệu thiếu hụt cũng như cách thức bổ sung vitamin này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Menu xem nhanh:

1. Vitamin B1 đem lại lợi ích gì?

1.1. Chuyển hóa năng lượng

Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng carbohydrate, mỡ, acid amin, đường, rượu. Điều này giúp duy trì hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.

1.2. Hỗ trợ hệ thần kinh

Loại vitamin này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh. Nó tham gia vào quá trình truyền tải tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, giúp duy trì chức năng của não bộ và hệ thần kinh tự chủ.

Bên cạnh đó cũng giúp cải thiện tình trạng của những người mắc các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như căng thẳng, mệt mỏi.

lợi ích của vitamin b1

Vitamin B1 có nhiệm vụ hỗ trợ hệ thần kinh

1.3. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Vitamin B1 giúp tăng cường hoạt động của các enzym tiêu hóa trong dạ dày và ruột. Từ đó giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn một cách hiệu quả. Các vấn đề về tiêu hóa được cải thiện hơn:

– Buồn nôn

– Tiêu chảy

– Khó tiêu

1.4. Hỗ trợ hệ tim mạch

Một lợi ích khác của vitamin B1 là hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Nó giúp giảm nguy cơ các vấn đề như đau thắt ngực, tăng huyết áp. Nhờ vậy các bệnh liên quan đến tim mạch không có cơ hội “gõ cửa”.

2. Cơ thể thiếu hụt vitamin B1 sẽ ra sao?

2.1. Thiếu vitamin B1 ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Cơ thể thiếu vitamin B1 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Càng nguy hiểm hơn nếu không phát hiện sớm và bổ sung kịp thời:

Rối loạn Thần kinh: Bao gồm cảm giác đau, mất cảm giác, yếu đuối cơ bắp,… Thậm chí là gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff – một biến chứng nghiêm trọng có thể gây ra mất trí nhớ và rối loạn nhận thức.

– Vấn đề Tim mạch: Bao gồm tình trạng nhịp tim không đều, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong đó có đột quỵ, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Vấn đề Tiêu hóa: Bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

– Beriberi (Bệnh tê phù): Là căn bệnh phổ biến do thiếu hụt vitamin B1, có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi cơ bắp, tê ở các chi, phản xạ gân xương giảm,…. Trong các trường hợp nặng, không được điều trị thì có thể đe dọa đến tính mạng.

2.2. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không đủ vitamin B1

Người bị thiếu loại vitamin này giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện sau:

– Chán ăn

– Bực bội

– Mệt mỏi, uể oải, người khác nhìn vào thấy thiếu sức sống

– Da khô, bong tróc

Dần dần sẽ xuất hiện thêm một vài các biểu hiện khác, tùy từng trường hợp:

– Buồn nôn, nôn mửa. táo bón, tiêu chảy

– Rối loạn cảm giác

– Nhịp tim không đều, có thể tăng nhanh

– Dễ mắc bệnh hơn bình thường do hệ miễn dịch suy yếu

Giảm trí nhớ, mất tập trung

Với các biểu hiện trên thì không nên chủ quan, xem nhẹ và ngó lơ chúng. Bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra xem cơ thể có đúng đang bị thiếu hụt vitamin B1 hay không. Việc phát hiện sớm và bổ sung vitamin kịp thời giúp cơ thể mau chóng khỏe mạnh, tập trung làm việc, học tập và đạt được kết quả cao. Ngược lại, sức khỏe sẽ ngày càng giảm sút, rơi vào nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu cứ để tình trạng thiếu hụt vitamin kéo dài và không có biện pháp điều trị kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn trong tương lai.

dấu hiệu thiếu vitamin B1

Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống kèm theo các biểu hiện chán ăn, tiêu chảy,…. là những tín hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin và cần được bổ sung ngay

3. Cách bổ sung

Việc kiểm soát sức khỏe, phát hiện sớm cơ thể thiếu hụt vitamin là rất quan trọng. Có thể bổ sung vitamin bằng nhiều cách, từ chế độ ăn uống hàng ngày cho đến các loại thực phẩm chức năng. Quan trọng nhất là cần duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được cơ thể đang ra sao, từ đó nhận tư vấn từ bác sĩ về việc uống vitamin B1 đúng cách và an toàn cho sức khỏe.

3.1. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 vào chế độ ăn uống

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 rất dễ tìm và chế biến thành các món ăn hàng ngày mà bạn có thể tham khảo:

– Gạo lứt

– Thịt nạc (thịt heo, thịt bò)

– Cá (cá hồi, cá thu)

– Ngũ cốc nguyên hạt

– Đậu (đậu đen, đậu xanh)

– Rau bina

– Nấm

Lưu ý khi bổ sung vitamin từ thực phẩm:

– Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin B1 để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể.

– Chế biến thực phẩm đúng cách để tránh làm mất vitamin.

– Tránh lạm dụng rượu bia vì có thể cản trở quá trình hấp thu vitamin.

3.2. Bổ sung bằng thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cung cấp vitamin B1 cho cơ thể bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày. Sử dụng thực phẩm chức năng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để:

– Đảm bảo sử dụng đúng liều, không vượt liều. Mỗi độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có liều lượng riêng. Không thể áp dụng một liều lượng cho tất cả đối tượng.

– Tránh sử dụng viên bổ sung vitamin liều cao vì có thể gây ra tác dụng phụ.

– Nắm rõ được tác phụ của thuốc (nếu có) hoặc các phản ứng không mong muốn với những loại thuốc khác đang dùng trong quá trình điều trị.

thực phẩm chức năng có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Nếu muốn dùng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm rõ các thông tin như: lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng dùng,…

Có thể thấy, bổ sung vitamin B1 có thể kết hợp giữa chế độ ăn uống và viên uống bổ sung (nếu cần thiết). Bên cạnh đó, thiết lập lối sống khoa học, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng như quá trình hấp thu vitamin. Nếu nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu thiếu hụt vitamin, hãy tới bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác và nhận tư vấn cách thức bổ sung vitamin một cách phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital