Có rất nhiều biểu hiện viêm loét đại tràng mà người bệnh có thể phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Trước khi tìm hiểu biểu hiện viêm loét đại tràng, chúng ta cần tìm hiểu về bệnh viêm loét đại tràng. Đây là bệnh do niêm mạc đại tràng bị tổn thương do cơ thể coi niêm mạc là vật là và tấn công. Gây ra các vết loét và gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Viêm loét đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết.Bệnh viêm loét đại tràng phát triển ở nhiều bộ phận khác nhau của ruột kết. Càng nhiều phần đại tràng bị viêm thì biểu hiện của viêm loét đại tràng càng nặng hơn. Nếu chứng viêm xảy ra gần hậu môn thì được gọi là viêm loét hậu môn.
Trên thực tế, viêm loét đại tràng là một bệnh mạn tính. Cần kiên trì điều trị các triệu chứng của bệnh kết hợp với thay đổi lối sống. Viêm loét đại tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người từ 15-35 tuổi.
2. Nguyên nhân gây biểu hiện viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng xuất hiện do nhiều nguyên nhân như di truyền, thói quen ăn uống, người bệnh nhiễm khuẩn đường ruột… Nếu gia đình có người thân có tiền sử bị viêm loét đại tràng thì bạn nên theo dõi sức khỏe đại tràng chủ động.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét đại tràng. Việc ăn quá no, ăn quá nhanh, sử dụng đồ uống có cồn… gây hại cho đường ruột. Cụ thể, chức năng nhu động ruột kém đi, khiến đại tràng gặp phải tổn thương. Người sử dụng thuốc bừa bãi cũng có nguy cơ vì các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau… dùng không đúng cách sẽ loại bỏ lợi khuẩn, gây viêm ở đường ruột.
Trong nhiều trường hợp, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng cũng là nguyên nhân gia tăng viêm loét. Bởi vậy nên giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái vô cùng quan trọng.
3. Biểu hiện viêm loét đại tràng
3.1 Biểu hiện viêm loét đại tràng đau bụng
Đa số người bệnh viêm loét đại tràng bị đau co thắt ở bụng, tùy vào tình trạng mà cơn đau có thể xuất hiện với mức độ khác nhau. Có thể sử dụng túi chườm ấm để làm dịu cơn đau tạm thời. Tuy nhiên, nếu cơn đau lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống thì người bệnh nên đi khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị bằng thuốc thích hợp.
3.2 Dịch trực tràng kèm máu
Đại tiện có dịch nhầy trực tràng kèm máu là một trong những dấu hiệu viêm loét đại tràng thường gặp. Có thể để ý biểu hiện này qua dịch lẫn ở quần áo hoặc nhà vệ sinh. Không nên chủ quan khi phát hiện ra hiện tượng này.
Thường xuyên chảy máu đường tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, không có sức sống. Hậu quả là thường xuyên hoa mắt chóng mặt, da dẻ kém sắc và nguy cơ bị ngất.
3.3 Thay đổi thói quen đại tiện
Người bị viêm loét đại tràng rất dễ gặp tình trạng tiêu chảy, không thể kiểm soát khi đại tiện. Do đại tràng bị tổn thương nên ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Một số người thậm chí có thể đi đại tiện tới 5-7 lần mỗi ngày.
Đảo lộn sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh không thể tập trung. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc tiêu chảy mà nên khỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Táo bón cũng là triệu chứng của người viêm loét đại tràng. Tuy nhiên hiện tượng này ít xảy ra hơn so với tiêu chảy.
3.4 Thiếu máu và mệt mỏi là biểu hiện viêm loét đại tràng
Việc chảy máu thường xuyên khiến cơ thể thiếu máu dẫn đến mệt mỏi. Ngay cả khi không bị thiếu máu thì mệt mỏi cũng là triệu chứng phổ biến ở người viêm loét đại tràng. Sự mệt mỏi này dù nghỉ ngơi cũng sẽ không hết mà đến hít thở và những hoạt động đơn giản cũng khó khăn. Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu sau đó khuyến khích bổ sung sắt hoặc phương pháp khác.
3.5 Đau khớp và ngón tay khoèo
Người bệnh viêm loét đại tràng có thể gặp các triệu chứng đau nhức thường liên quan đến lưng, hông và đầu gối. Tuy nhiên, tình trạng đau có thể xuất hiện ở các khớp khác trên cơ thể. Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến da, mắt, gan và phổi. Trong một vài trường hợp có thể gặp hiện tượng móng tay chụm lại với móng tay cong, các đầu ngón tay phồng lên.
Có thể thấy, đặc điểm chung ở người bệnh viêm loét đại tràng thường là đại tiện ra phân có mủ, nhầy hoặc máu. Bởi vậy nên đây là triệu chứng báo hiệu bạn cần đi khám tiêu hóa sớm.
4. Phải làm gì khi có các biểu hiện viêm loét đại tràng?
Các biểu hiện viêm loét đại tràng có thể xuất hiện và biến mất không theo quy luật nên còn được gọi là bệnh tái phát. Khi bắt đầu các triệu chứng gọi là giai đoạn bùng phát, có thể diễn biến vài ngày hoặc vài tháng. Nếu bạn có thể xác định và tránh tác nhân gây bùng phát thì bệnh có thể thuyên giảm. Đồng thời tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, hạn chế bùng phát.
Bệnh viêm loét đại tràng nguy hiểm ở chỗ thường chẩn đoán khi bệnh đã nặng. Khả năng điều trị dứt điểm của bệnh thấp, rất dễ tái phát và có nguy cơ tiến triển thành biến chứng nặng hơn. Theo nghiên cứu, bệnh viêm đại tràng mãn tính tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20-30% người bị viêm đại tràng. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống mà cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
Không nên để bệnh đến giai đoạn muộn mới đi khám, khi đó đại tràng bị teo nhỏ rất khó điều trị. Nên thực hiện lối sống khoa học, vệ sinh khi ăn uống. Hạn chế căng thẳng, stress để không khiến tình trạng bệnh tệ hơn. Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện viêm loét đại tràng nghi ngờ bệnh, người bệnh nên đi đến cơ sở uy tín để kiểm tra và điều trị theo phác đồ phù hợp của bác sĩ.