Bàng quang là một cơ quan hoàn toàn rỗng có thể lưu trữ một lượng nước tiểu tương đối lớn trong khoảng 2 – 5 giờ. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến mức giới hạn sẽ gửi tín hiệu lên não để cảnh báo bàng quang đầy và nhắc nhở cần phải đi vệ sinh. Sau khi nước tiểu được giải phóng hết ra khỏi cơ thể, bàng quang lại bắt đầu một chu trình mới. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, những vấn đề bất thường khiến bàng quang không thể loại bỏ hoàn toàn nước tiểu – tình trạng này còn được gọi là bí tiểu.
Bàng quang thần kinh
Bàng quang thần kinh là bệnh lý gây mất chức năng của bàng quang do tổn thương một phần của hệ thống thần kinh. Bệnh làm cho bàng quang hoạt động kém, không thể co lại và tống hoàn toàn nước tiểu ra ngoài, hoặc ngược lại hoạt động quá mức, co lại thường xuyên, không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt bàng quang. Nguyên nhân là do các dây thần kinh truyền tín hiệu giữa não và bàng quang hoạt động không chính xác. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tổn thương cho các dây thần kinh này, bao gồm sử dụng thuốc hoặc đặt ống thông để giảm bớt áp lực ở bàng quang. Các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh dẫn truyền giữa não và bàng quang bao gồm bệnh đa xơ cứng, chấn thương vùng chậu,, bệnh tiểu đường và các bệnh của hệ thống thần kinh trung ương.
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến ở nam giới nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuổi tác càng cao thì tuyến tiền liệt càng có xu hướng phì đại, ngoài ra cũng có thể do viêm tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt gia tăng kích thước có thể làm hẹp niệu đạo, ngăn chặn dòng nước tiểu. Phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ mô tuyến tiền liệt.
Tắc nghẽn
Thận có thể hình thành các tinh thể và chất rắn trong nước tiểu, gọi là sỏi thận. Khi sỏi thận qua hệ thống tiết niệu, chúng sẽ gây ra tắc nghẽn. Những viên sỏi này có thể bị mắc kẹt trong niệu đạo – ống nối từ thận đến bàng quang gây tắc nghẽn, ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi cơ thể. Sỏi thận cũng có thể gây đau đớn dữ dội khi chúng di chuyển khắp cơ thể.
Thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể gây bí tiểu. Thuốc kháng histamine, được sử dụng để điều trị dị ứng, có thể khiến bàng quang giữ lại nước tiểu. Các loại thuốc có tính kháng acetylcholin, hoặc hệ thống thần kinh, gâu ra tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, nhìn mờ và bí tiểu. Các loại thuốc này thường được dùng trong điều trị co thắt dạ dày, tiểu không tự chủ và co thắt cơ bắp trong cơ thể. Một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra tình trạng bàng quang giữ nước tiểu.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92