Sỏi bàng quang là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Sỏi bàng quang điều trị sớm sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt và hạn chế nhiều nguy cơ biến chứng. Người bệnh tham khảo những lưu ý để điều trị sỏi bàng quang hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tại sao người bệnh bị sỏi bàng quang?
Sỏi bàng quang là tinh thể cứng trong bàng quang của người bệnh do liên kết từ chất khoáng và cặn bã trong nước tiểu.
Sỏi bàng quang hình thành từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân điển hình nhất là sỏi từ thận và niệu quản rơi xuống. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây sỏi bàng quang có thể kể đến như:
– Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày, nước tiểu ứ đọng có thể do dị dạng đường niệu: chít hẹp cổ bàng quang, viêm tiền liệt tuyến…
– Bệnh sa bàng quang ở nữ giới. Căn bệnh này khiến người bệnh bị sa thành bàng quang xuống âm làm tắc dòng tiểu gây sỏi bàng quang.
– Nhiều trường hợp bàng quang có dị vật hoặc hẹp niệu đạo
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: uống ít nước; lười ăn rau; bổ sung nhiều canxi, phốt pho; lười vận động, hay nhịn tiểu…
– Một số thiết bị y tế dễ gây tắc dòng tiểu như thiết bị tránh thai, ống thông tiểu…
2. Bị sỏi bàng quang có triệu chứng gì?
Sỏi bàng quang là một bệnh lý chủ yếu nam giới bởi đường niệu của nam giới thường phức tạp hơn so với nữ giới. Trong đó, sỏi bàng quang thường khó phát hiện hơn ở giai đoạn đầu bởi triệu chứng thường “nghèo nàn”. Nhưng nếu để sỏi phát triển về kích thước thì sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận, nhiễm trùng đường niệu…
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi bàng quang như sau:
– Đi tiểu ra máu nhạt, nước tiểu có mùi khó chịu và màu đậm khác thường
– Đau bụng dưới, đau dương vật khi đi tiểu, căng tức sau khi đi tiểu.
– Đi tiểu khó, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt hoặc đi tiểu ngắt quãng, gián đoạn dòng nước tiểu.
– Đau hông lưng, đau mạn sườn phía thận.
– Cơ thể người bệnh mệt mỏi, sốt cao không dứt, buồn nôn, ớn lạnh…
3. Chữa sỏi bàng quang thế nào nhanh khỏi?
Bởi những triệu chứng khó chịu, đau đớn và nhiều bất tiện, sỏi bàng quang điều trị sớm và không nên để kéo dài. Hiện nay có 3 phác đồ điều trị sỏi bàng quang chính, gắn với tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định, người bệnh có thể tham khảo:
3.1 Sỏi bàng quang điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có sỏi nhỏ, có nhiều khả năng tự đào thải ra ngoài cùng nước tiểu và tính chất của sỏi không phức tạp. Theo đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số dòng thuốc lợi tiểu, giảm đau, giãn cơ trơn… để tăng cường khả năng sỏi đào thải ra ngoài.
Bệnh nhân sẽ điều trị liên tục trong khoảng từ 2-5 tháng cho đến khi khám lại sỏi đã hết hẳn. Trường hợp sỏi chỉ tan mà khó đào thải ra ngoài hoặc sỏi tan chậm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với tán sỏi công nghệ cao.
3.2 Sỏi bàng quang được điều trị tán sỏi
Tán sỏi bàng quang là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu hiện nay bởi tính hiệu quả, an toàn và nhanh chóng mà phương pháp này mang lại. Bởi tán sỏi không chỉ không xâm lấn đến cơ thể, không cần mổ, không gây đau đớn mà còn giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.
Thay vì điều trị kéo dài, khi điều trị tán sỏi người bệnh chỉ cần điều trị với một liệu trình duy nhất và mang lại hiệu quả vô cùng tốt. Đây là công nghệ hiện đại được đánh giá là thay thế nhiều phương pháp truyền thống.
Đối với sỏi bàng quang, người bệnh sẽ được chỉ định Tán sỏi nội soi ngược dòng. Phương pháp này sử dụng dây laser và công cụ nội soi đi vào cơ thể người bệnh qua đường nước tiểu, tiếp cận sỏi ở cự li gần rồi tiến hành tán vỡ sỏi bằng năng lượng laser cực lớn. Sau khi sỏi đã vụn, bác sĩ sẽ bơm rửa trực tiếp và đưa vụn sỏi ra ngoài, trả lại một hệ tiết niệu thông thoáng.
Năng lượng laser được sử dụng hoàn toàn vô hại với cơ thể người, do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị với phương pháp này. Tán sỏi bàng quang thường áp dụng với sỏi bàng quang có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1cm.
3.3 Sỏi bàng quang và phương pháp điều trị mổ mở
Ngoài hai phương pháp trên, giải pháp quen thuộc trong điều trị sỏi bàng quang nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung là phương pháp mổ mở. Hiện nay, mổ mở được can thiệp trong trường hợp:
– Sỏi quá lớn, khó can thiệp nội khoa hoặc tán sỏi.
– Sỏi với kết cấu quá cứng hoặc quá mềm, sỏi với tính chất phức tạp.
– Sỏi can thiệp các phương pháp khác nhưng không thành công.
– Sỏi dính chặt vào thành bàng quang
Tuy nhiên khi điều trị sỏi bàng quang với mổ mở, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng hậu phẫu như: nhiễm trùng, chảy máu…
Tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, dù điều trị với phương pháp nào, người bệnh cũng nên chú ý chăm sóc cơ thể thật tốt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
– Khi thấy dấu hiệu bất thường nghi sỏi bàng quang, người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời trước khi sỏi phát triển về kích thước.
– Trong và sau quá trình điều trị, người bệnh nên chú ý ăn uống, sinh hoạt điều độ và lành mạnh để tránh nguy cơ tạo sỏi, cụ thể:
+ Không nên ăn quá mặn, quá ngọt, không nên ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn/ uống chứa nhiều oxalat…
+ Nên uống nhiều nướ mỗi ngày, ăn nhiều rau củ va hoa quả, đặc biệt là dòng cam, quýt, bưởi…
+ Không nên vận động mạnh, quá sức trong và sau quá trình điều trị.
+ Nên tái khám đều đặn theo lịch của bác sĩ chuyên khoa.
+ Nên chú ý theo dõi sức khỏe của cơ thể để điều trị hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin cần thiết để người bệnh có thể điều trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất, người bệnh nên lưu tâm để phòng và chống bệnh sỏi bàng quang.