Nguyên nhân bệnh xơ phổi, chuẩn đoán điều trị bệnh xơ phổi

Bệnh xơ phổi là tình trạng tổn thương mạn tính mô ở sâu bên trong phổi làm cho mô phổi bị dày lên, cứng hơn do mất tính đàn hồi và tạo sẹo.

1.Bệnh xơ phổi do nguyên nhân gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra xơ phổi gồm:

  • Nguyên nhân thứ phát sau các bệnh lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi
  • Do hít phải các chất như silica, asbestos (a-mi-ăng), bụi than ở hầm mỏ, beryl
  • Bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai như: bệnh phổi do nấm, người nông dân hít phải nấm mốc rơm rạ, người nuôi chim gà, vịt, ngan, ngỗng…
  • Do nhiễm các hóa chất, hơi độc, khí dung…
Bệnh xơ phổi là tình trạng tổn thương mạn tính mô ở sâu bên trong phổi làm cho mô phổi bị dày lên

Bệnh xơ phổi là tình trạng tổn thương mạn tính mô ở sâu bên trong phổi làm cho mô phổi bị dày lên

  • Mắc bệnh mô hạt sarcoidosis
  • Do dùng các loại thuốc: aminodarone, busulfan, methotrexate, penicilamine và các chất gây kích thích như cocain, heroin…
  • Do mắc các bệnh: xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm gan siêu vi C, hội chứng suy giảm miễn dịch…
  • Do di truyền, trong gia đình có người thân mắc các bệnh xơ phổi vô căn, bệnh u xơ cứng…

bv_1002_size_770_250px_2

Các nhà chuyên môn cho biết có một số yếu tố nguy cơ gây xơ phổi là: do dùng thuốc, do môi trường và nghề nghiệp, người hút thuốc lá, thuốc lào, hay có tiền căn hút thuốc trước đây. Bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, mắc các bệnh nhiễm khuẩn…

Có 3 dạng xơ phổi là: xơ phổi thứ phát sau khi có tổn thương phổi như sau lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi; Xơ phổi khu trú do hít phải các chất gây kích thích như bụi than, silica; Bệnh phổi mô kẽ lan tỏa, xơ phổi vô căn và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai.

2.Chẩn đoán bệnh xơ phổi

Để chẩn đoán xơ phổi có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: khó thở, thở mệt, ho kéo dài, khò khè, ho ra máu, đau ngực.

Người bệnh bị xơ phổi thường có triệu chứng ho kéo dài, ho ra máu, đau tức ngực...

Người bệnh bị xơ phổi thường có triệu chứng ho kéo dài, ho ra máu, đau tức ngực…

Bệnh nhân có dấu hiệu tím trung ương, ngón tay dùi trống, tăng áp phổi, suy tim phải nếu bệnh ở giai đoạn muộn.

Xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm công thức máu có thể có thiếu máu nhẹ, phát hiện được kháng thể tự miễn
  • Làm khí máu động mạch: thường thấy giảm độ bão hòa ôxy máu.
  • Kiểm tra chức năng phổi có thể thấy: hội chứng hạn chế, giảm trao đổi khí…
  • Chụp phim X-quang phổi có thể thấy tổn thương nốt hay lưới, tổn thương dạng tổ ong ở giai đoạn trễ và khi tình trạng bệnh đã nặng.

Bệnh xơ phổi cần phân biệt với các bệnh phổi khác có dấu hiệu giống với xơ phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen – giãn phế quản, suy tim sung huyết, bệnh ung thư phổi

3.Biện pháp điều trị bệnh xơ phổi

Đến nay, hầu như không có điều trị hiệu quả cho bệnh xơ phổi. Một số can thiệp có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Người bệnh cần đi khám để bác sĩ xác định mức độ bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp

Người bệnh cần đi khám để bác sĩ xác định mức độ bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp

Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị xơ phổi gồm: ngưng thuốc lá, tránh nhiễm các hóa chất, khói, bụi, ngưng dùng các thuốc có liên quan hay là nguyên nhân gây ra bệnh; Tiêm phòng bệnh cúm và phòng bệnh do phế cầu; Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Phẫu thuật ghép phổi là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh xơ phổi. Tuy nhiên, phẫu thuật ghép phổi có nhiều nguy cơ và biến chứng và chỉ áp dụng được cho số ít bệnh nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital