Xơ phổi có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Xơ phổi là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện bệnh xơ phổi như thế nào cũng như xơ phổi có nguy hiểm không không phải bạn đọc nào cũng biết rõ.

1. Bệnh xơ phổi có nguy hiểm không?

Xơ phổi là bệnh nguy hiểm gây sẹo tiến triển ở phổi

Xơ phổi là bệnh nguy hiểm gây sẹo tiến triển ở phổi

Xơ phổi là tình trạng bệnh mạn tính, trong đó mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương, dày lên, cứng hơn do mất tính co giãn và tạo thành sẹo. Các sẹo này được gọi là xơ phổi.

Xơ phổi có nguy hiểm không? Bệnh xơ phổi được cảnh báo là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hô hấp, nói chuyện cũng như ăn uống của bệnh nhân. Bệnh nhân xơ phổi có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Mức oxy trong máu thấp: xơ phổi làm giảm lượng oxy vào máu. Thiếu oxy ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ thể và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Tăng áp động mạch phổi: tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các động mạch trong phổi. Nó bắt đầu khi các động mạch và mao mạch nhỏ bị nén bằng các mô sẹo gây ra sức kháng mạch máu trong phổi tăng dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, có thể đe dọa tính mạng.
Bệnh nhân xơ phổi phải đối mặt với nhiều biến chứng

Bệnh nhân xơ phổi phải đối mặt với nhiều biến chứng

  • Suy hô hấp thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh khi oxy trong máu giảm thấp nguy hiểm và có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và bất tỉnh.
  • Suy tim phải: xảy ra khi tâm thất phải bơm mạnh hơn bình thường để di chuyển máu qua động mạch phổi bị chặn.

Bệnh nhân xơ phổi phải đối mặt với nhiều biểu hiện bệnh phức tạp như khó thở, ho khan, mệt mỏi, giảm cân, đau nhức cơ bắp, ho ra máu… Diễn biến của chứng xơ phổi và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể thay đổi đáng kể ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Một số người bị bệnh rất nhanh chóng với các dấu hiệu nghiêm trọng. Có những người có triệu chứng trung bình và phát triển tồi tệ hơn trong thời gian vài tháng hay một năm.

Việc điều trị xơ phổi khá khó khăn. Điều trị chứng xơ phổi tập chung nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh nhân có thể xem xét sử dụng thuốc điều trị. Phẫu thuật cấy ghép phổi là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng và chỉ áp dụng cho một số ít đối tượng.

2. Phòng bệnh xơ phổi như thế nào?

Nói không với thuốc lá là bước đầu tiên trong phòng bệnh xơ phổi

Nói không với thuốc lá là bước đầu tiên trong phòng bệnh xơ phổi

  • Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào, tránh xa môi trường có khói thuốc
  • Có biện pháp phòng tránh các bệnh phổi như lao phổi, nấm phổi, viêm phổi…
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường và làm việc trong môi trường có khói bụi
  • Điều trị tích cực các bệnh xơ cứng bì, luput ban đỏ hệ thống, viêm gan C…
  • Tập thể dục đều đặn
  • Ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp
  • Kiểm soát chứng trào ngược dạ dày…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital