Bệnh thoái hóa xương gót chân

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bất cứ một vùng xương nào trên cơ thể cũng có thể bị thoái hóa trong đó có xương gót chân. Khi bị bệnh thoái hóa xương gót chân sẽ có cảm giác đau nhức, hạn chế khả năng đi lại, vận động hàng ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Theo các bác sĩ Cơ xương khớp, khi mắc phải thoái hóa xương gót chân, người bệnh thường thấy xuất hiện các cơn đau nhức xảy ra thường xuyên hoặc từng cơn. Dựa vào các cơn đau có thể chia thành 2 dạng là đau dưới gót và đau phía sau gót.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp gót chân

Nguyên nhân của thoái hóa khớp gót chân

Bệnh thoái hóa xương gót chân thường gây đau nhức, ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt

Nguyên nhân của thoái hóa khớp gót chân là tổn thương phần sụn, đệm giữa hai đầu xương gót chân, kèm theo phản ứng viêm tại chỗ và lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ở điểm nối giữa hai đầu xương.

Bệnh thoái hóa xương gót chân thường gặp ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì phần sụn càng mỏng, dễ rách, hai đầu xương thường xuyên tiếp xúc với nhau gây đau. Bệnh cũng có thể xảy ra do chấn thương, va đập gây tổn thương vùng gót chân.

Biểu hiện thoái hóa xương gót chân

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh thoái hóa xương gót chân nhờ vào một số biểu hiện ra bên ngoài như đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm sang ngồi hoặc đi đứng lâu. Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và giảm dần. Lúc này người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Biểu hiện thoái hóa xương gót chân

Khi có triệu chứng đau gót chân, người bệnh cần đi khám chuyên khoa về Cơ xương khớp để được điều trị sớm

Điều trị bệnh thoái hóa xương gót chân

Việc điều trị bệnh thoái hóa xương gót chân thường chú trọng tới những biện pháp hồi phục sụn khớp, giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân.

Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi điều trị tích cực bằng các phương pháp trên không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn đau tăng nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Điều trị bệnh thoái hóa xương gót chân

Trong quá trình điều trị thoái hóa xương gót chân, người bệnh cần hạn chế vận động mạnh, không nên chạy nhảy quá nhiều

Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên chạy nhảy quá nhiều, vận động quá sức gây tổn thương vùng xương khớp gót chân. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập kéo căng cân gan chân và cơ bụng chân. Massage cân gan chân bằng các bài tập trên lon cứng hoặc cây tròn để cân gan chân được thư giãn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital