Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù cao thứ ba trên toàn thế giới. Có lẽ vì thế mà rất nhiều người thắc mắc: “Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?”. Cùng Thu Cúc đi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tăng nhãn áp là gì?
Bệnh tăng nhãn áp là bệnh gây nên các vấn đề trên dây thần kinh thị giác. Trong đó, dây thần kinh thị giác được tạo thành từ nhiều sợi thần kinh, có tác dụng truyền hình ảnh từ mắt đến não.
Tăng nhãn áp được biết đến là tình trạng chất lỏng trong mắt bị ứ tắc thay vì được lưu thông đúng cách. Từ đó, tạo ra áp lực tổn thương dây thần kinh thị giác nối mắt với não, gây mất thị lực.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tăng nhãn áp như: tuổi tác, tiền sử gia đình, nguồn gốc chủng tộc và tình trạng y tế khác như tiểu đường, cận thị,… Tăng nhãn áp có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trên 40 tuổi. Trong đó, người châu Á có nguy cơ mắc tăng nhãn áp góc đóng cấp tính.
2. Trả lời: Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?
Có một sự thật là bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi. Khi người bị tăng nhãn áp càng nặng thì thị lực của họ sẽ không thể hồi phục lại. Tuy nhiên vẫn có cách có thể làm chậm tiến trình mất thị lực đó. Một số cách đó là: uống thuốc hoặc phẫu thuật mắt bằng các phương pháp khác nhau. Vậy nên, mỗi bệnh nhân bị tăng nhãn áp đều cần theo dõi sát sao và điều trị cho đến cuối đời.
3. Triệu chứng
Tăng nhãn áp là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nên mất thị giác vĩnh viễn khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Triệu chứng thường gặp nhất chính là đau nhức vùng mắt, thị lực suy giảm,… Cụ thể một số dấu hiệu khác của bệnh được chia theo loại bệnh như sau:
3.1 Với người bị tăng nhãn áp cấp tính
– Họ vẫn có khả năng nhìn tập trung rõ, nhưng xung quanh tầm nhìn bị mờ dần đi. Bệnh này thường xuất hiện ở cả hai mắt hoặc đôi khi một mắt.
– Khi đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có cảm giác mình đang nhìn qua một đường hầm, ở giữa sáng nhưng xung quanh tối tăm.
3.2 Với người bị tăng nhãn áp mãn tính
– Họ thường thấy đau mắt nặng, lan đến đỉnh đầu kèm theo buồn nôn.
– Ngoài ra, có thể thấy mờ mắt hoặc bị đỏ mắt.
– Khi nhìn vào nguồn sáng bất kỳ thì sẽ thấy hào quang nhiều màu bao xung quanh.
– Tình trạng xuất hiện đột ngột, gây giảm hoặc mất thị lực.
Các triệu chứng kể trên thường xuất hiện vào buổi chiều tối một cách đột ngột. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện khi người bệnh đang cúi xuống đọc sách hoặc sau những sang chấn mạnh về mặt tinh thần.
Những biểu hiện ở bệnh nhân thường là mắt tự nhiên đau dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu, mắt nhìn thấy nhiều luồng ánh sáng màu xanh đỏ như cầu vồng, buồn nôn hoặc đau bụng vã mồ hôi… Khi ấy, thị lực của bệnh nhân giảm trầm trọng khiến mắt bị mờ nhìn không rõ mọi vật. Khi sờ vào mắt cảm giác nhãn cầu căng cứng như hòn bi ve.
Trong trường hợp đó, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng thuốc nhỏ làm giãn nở đồng tử để kiểm tra thị giác và thị lực của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra vấn đề và phương pháp chữa trị tốt nhất. Ngoài ra bạn sẽ phải làm thêm bài kiểm tra thị giác về tầm nhìn, xét nghiệm,… Đừng lo lắng vì những xét nghiệm này không hề đau đớn và tốn rất ít thời gian.
4. Nguyên nhân của việc tăng nhãn áp là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nhãn áp là do áp lực của chất lỏng ở phần trước mắt bị tắc nghẽn. Ở người bình thường, chất lỏng này sẽ chảy ra khỏi mắt thông qua 1 kênh giống như lưới. Tuy nhiên nếu kênh này bị nghẽn thì chất lỏng dần tích tụ lại sẽ gây tăng nhãn áp. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều người cho rằng nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm vết thương hóa chất, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng,… Bệnh này thường xảy ra ở cả hai mắt hoặc bị rất nặng ở một bên mắt.
5. Cách làm bệnh tăng nhãn áp chậm tiến triển
5.1 Kiểm tra mắt thường xuyên hơn
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đi khám mắt ít nhất 1 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về mắt. Đặc biệt khi đã ngoài 40 tuổi, cần đi khám mắt nhiều hơn vì tuổi này mắt đã bị lão hóa và dễ mắc các bệnh như tăng nhãn áp.
Bạn cần thực hiện các kiểm tra là:
– Đầu tiên bạn phải kiểm tra áp lực mắt. Bác sĩ sẽ nhỏ những giọt gây tê vào mắt, sau đó ấn nhẹ mắt bạn bằng một thiết bị nhỏ. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện ra nếu áp lực bên trong mắt bạn không nằm trong phạm vi bình thường.
– Thứ hai bạn phải kiểm tra thần kinh thị giác. Bác sĩ sẽ nhỏ những giọt đặc biệt để làm giãn đồng tử của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ nhìn kỹ vào hình dạng và màu sắc của dây thần kinh thị giác để kiểm tra.
5.2 Dùng thuốc nhỏ mắt
Đây là liệu pháp đơn giản nhất để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt để trị tăng nhãn áp trên thị trường. Cơ chế kiểm soát áp lực mắt của thuốc gồm: giúp chất lỏng trong mắt của bạn thoát ra tốt hơn, hoặc giúp mắt giảm bớt áp lực.
Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bằng cách nhỏ thuốc đều đặn. Hãy xem đó như một thói quen của bạn giống như ăn, uống và vệ sinh mỗi ngày.
5.3 Phẫu thuật
Trường hợp thuốc nhỏ mắt không có nhiều tác dụng đối với bệnh nhân bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp bệnh nhân đang mắc phải.
5.4 Phẫu thuật bằng tia laser
Phương pháp này dùng cho: tăng nhãn áp góc đóng và tăng nhãn áp góc mở. Cơ chế của phương pháp này giúp mắt bạn thoát nước bằng cách giảm áp lực. Ở tăng nhãn áp góc mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng tia laser để tạo thêm không gian cho chất lỏng chảy qua. Nếu bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên mống mắt để giúp nước mắt chảy ra.
5.5 Phẫu thuật theo phương pháp truyền thống
Ngoài những phương pháp kể trên, bạn có thể phải thực hiện một cuộc phẫu thuật truyền thống. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một kênh thoát nước mới cho chất lỏng bên trong mắt bạn.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không”. Bệnh tăng nhãn áp rất nguy hiểm vì vậy hãy kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện kịp thời bạn nhé.
Liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ nhãn khoa đầu ngành.