GIẢI ĐÁP: Tăng nhãn áp có chữa được không? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Tăng nhãn áp có thể nói là bệnh lý về mắt thường gặp, do tăng áp lực nhãn cầu nên người bệnh thường bị nhìn mờ và đau đầu. Vậy thì tăng nhãn áp có chữa được không, bệnh có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (hay còn được biết đến với tên gọi cườm cước), là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến dây thần kinh mắt và gây mù lòa, có 4 loại tăng nhãn áp chính là: Tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó thì tăng nhãn áp góc mở là bệnh lý phổ biến nhất.

Khi bị tăng nhãn áp, áp lực chất lỏng ở trong mắt hay thủy dịch sẽ tăng, từ đó gây áp lực lên mắt. Nếu như để kéo dài không được điều trị, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tổn thương dây thần kinh, có thể dẫn đến mù lòa và mất thị lực. Đây có thể nói đây là hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà không ai muốn gặp phải.

Mặc dù hiện tại chưa xác định nguyên nhân chính xác gây tăng nhãn áp, tuy nhiên các yếu tố như tuổi tác, tiền sử gia đình hay nguồn gốc chủng tộc như tiểu đường hay cận thị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tăng nhãn áp có khả năng làm ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở người cao tuổi.

Tăng nhãn áp là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực mắt làm tổn hại đến dây thần kinh mắt và gây mù lòa

Tăng nhãn áp là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực mắt làm tổn hại đến dây thần kinh mắt và gây mù lòa

2. Dấu hiệu tăng nhãn áp là gì?

Đối với những loại tăng nhãn áp khác nhau sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu khác biệt, bao gồm:

– Tăng nhãn áp góc mở: Đây là loại bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng

– Tăng nhãn áp góc đóng: Mắt sưng, cảm thấy đau đột ngột hoặc đau dữ dội, mắt nhìn không rõ, luôn bị chói mắt hoặc gần như có lớp màng che trước mắt. Người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa nhiều

– Tăng nhãn áp bẩm sinh, mắt của bé sẽ có 1 lớp màng mở, mắt bị đỏ, trẻ nhạy cảm với ánh sáng

– Tăng nhãn áp thứ cấp, hoặc với các trường hợp tương tự như các trường hợp trên

Một số các triệu chứng và dấu hiệu thường không được đề cập, do đó, nếu cảm thấy tình trạng mắt đang gặp vấn đề thì tốt hơn hết bạn nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa.

3. Tăng nhãn áp có chữa được không?

Với thắc mắc “Tăng nhãn áp có điều trị được không”, theo các chuyên gia, hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tăng nhãn áp và rất khó có thể phục hồi tổn thương. Tuy nhiên. nếu như được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp thì hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc làm giảm quá trình mất thị lực. Cụ thể, người bệnh có thể làm chậm quá trình mất thị lực bằng cách uống thuốc hoặc là phẫu thuật. Mỗi bệnh nhân khi bị tăng nhãn áp cần được theo dõi cũng như điều trị suốt đời để có kết quả tốt nhất.

Ở những người trên 40 tuổi thì tốt hơn hết bạn nên thăm khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh tăng nhãn áp kịp thời. Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị đối với từng trường hợp là:

– Tăng nhãn áp góc mở: Hầu hết sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, nếu như sử dụng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ điều trị bằng tia laser hoặc phẫu thuật để làm giảm áp lực ở bên trong mắt

– Tăng nhãn áp góc đóng: Bạn có thể điều trị bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc điều trị tăng nhãn áp hoặc thậm chí là truyền tĩnh mạch để hạ nhãn áp. Lưu ý, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho những người bị tăng nhãn áp nặng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được tiến hành nhằm ngăn chặn khả năng bệnh tấn công ở phía bên mắt còn lại.

– Tăng nhãn áp bẩm sinh: Ở trường hợp này bác sĩ sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật

– Tăng nhãn áp thứ phát: Trước tiên, bạn cần điều trị các bệnh lý như là tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… để làm giảm các tình trạng trên. Ngoài ra thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

4. Làm thế nào để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp?

Bệnh tăng nhãn áp thường xảy ra khi áp lực cao trong mắt làm hỏng dây thần kinh cũng như thị giác. Theo thời gian thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Bên cạnh những cách điều trị đã được liệt kê ở trên, bạn có thể thử một số phương pháp làm chậm quá trình tiến triển của mắt bao gồm:

– Đi kiểm tra mắt thường xuyên

Việc đi kiểm tra mắt thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện cũng như kiểm soát bệnh tăng nhãn áp sớm. Nhìn chung, việc thăm khám sẽ giúp bạn được kiểm tra áp lực mắt. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dễ dàng theo dõi những thay đổi trong tầm nhìn của bạn.

Theo Hiệp hội Nha khoa, trước 40 tuổi thì bạn nên thăm khám với bác sĩ khoảng 2 đến 4 năm/lần. Tuy nhiên khi già đi, bạn sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn, khoảng từ 1 đến 2 năm/lần.

Một số xét nghiệm cần thực hiện bao gồm: Kiểm tra áp lực mắt, kiểm tra thần kinh thị giác.

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt là bước đầu tiên để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Có nhiều loại thuốc nhỏ mắt để trị tăng nhãn áp, tuy nhiên thì tất cả đều kiểm soát áp lực theo 2 cách cơ bản, giúp chất lỏng trong mắt của bạn thoát ra tốt hơn hoặc bác sĩ giảm bớt áp lực. Bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ bằng cách thuốc nhỏ mắt đều đặn.

– Tập thể dục thường xuyên

Nếu như tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 150 phút/tuần để có thể làm giảm áp lực mắt. Ngoài ra thì bạn cũng có thể thử tập yoga hoặc tránh các tư thế lộn ngược để không làm cho áp lực của mắt tăng lên.

Chuyên khoa Mắt - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là cơ sở thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng

Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là cơ sở thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tăng nhãn áp có chữa được không”. Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành được các khách hàng trên toàn quốc tin tưởng lựa chọn. Cùng với đó, Thu Cúc TCI luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như hệ thống trang thiết bị, máy móc để đem đến cho khách hàng trải nghiệm thăm khám nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital