Bệnh tá tràng là bệnh lý không còn hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Môi trường, vi khuẩn, lối sống,…đều có thể tác động xấu tới tá tràng. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và các cách điều trị bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh tá tràng là gì?
Tá tràng là một đoạn hình chữ C dài khoảng 25cm trong cơ thể con người. Tá tràng gần dạ dày và giữ vai trò rất quan trọng trong việc trung chuyển thức ăn từ dạ dày và quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non.
Bệnh tá tràng diễn ra khi xuất hiện tổn thương trên lớp niêm mạc. Nguyên nhân do có sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (dịch vị) và yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy) tại niêm mạc vùng hành tá tràng.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh tá tràng
Có rất nhiều dấu hiệu để chúng ta nhận biết bệnh tá tràng. Thông thường bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
2.1 Đau bụng vùng thượng vị
Đau bụng vùng phía trên rốn là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm tá tràng. Tùy mức độ bệnh, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, từng cơn hoặc đau kéo dài liên tục. Tần suất cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn vào mùa lạnh.
2.2 Chướng bụng, chán ăn, buồn nôn
Xảy ra hiện tượng này do các chức năng của dạ dày tá tràng hoạt động không tốt khiến thức ăn tiêu hóa chậm. Thức ăn sẽ tích tụ trong dạ dày khiến người bệnh luôn thấy đầy bụng.
2.3 Ợ hơi, ợ rát, ợ chua
Dấu hiệu dễ nhận biết khi bị viêm tá tràng là người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do thức ăn không được tiêu hóa hết và tích tụ trong dạ dày. Lượng hơi từ thức ăn lên men bị đẩy lên họng gây ra cảm giác buồn nôn.
2.4 Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh sẽ bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ rất khó kiểm soát. Nguyên nhân do tá tràng bị tổn thương dẫn tới các hoạt động tiêu hóa không còn được như trước.
2.4 Các triệu chứng khác
Mất ngủ, suy nhược cơ thể, sụt cân đột ngột.
Ngoài ra khi bệnh trở nặng sẽ có các triệu chứng: Đi ngoài phân đen do ổ loét bị rỉ máu thường xuyên. Tình trạng mất máu nhiều có thể gây tụt huyết áp, sốc. Khi đó bạn cần đến ngay bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
3. Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm tá tràng
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tá tràng? Có rất nhiều các nguyên nhân, sau đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh viêm tá tràng.
3.1 Vi khuẩn HP dẫn đến bệnh tá tràng
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong nhưng nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây bệnh. Theo thống kê ở Mỹ, nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân gây 80% các trường hợp bệnh viêm tá tràng.
Vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, ruột non. Chúng phá vỡ rào cản là các chất nhầy bảo vệ niêm mạc tá tràng. Khi này tế bào tại tá tràng tiếp xúc với acid dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét ở dạy dày và tá tràng.
3.2 Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài
Một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến dạ dày ngưng tổng hợp prostaglandin. Đây là hợp chất quan trọng giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
3.3 Một số nguyên nhân khác
– Đồ uống có cồn, chất kích thích: Cafe, trà, bia rượu
– Hút thuốc lá
– Stress do căng thẳng kéo dài
– Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống mất cân bằng, không hợp lý: Ngủ muộn, thức khuya, ăn muộn hoặc ăn khi quá đói….
– Bệnh viêm tiêu hóa hay còn có tên gọi là bệnh Crohn
– Tổn thương ở ruột non
– Sử dụng máy trợ thở
– Ăn phải các chất ăn da, chất độc làm cháy và ăn mòn các mô tế bào
– Xạ trị ung thư
4. Điều trị bệnh viêm tá tràng gồm những phương pháp nào?
Để xác định được phương pháp điều trị bệnh viêm tá tràng hợp lý cần phải tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, lấy mẫu máu, nước tiểu và phân để xét nghiệm. Ngoài ra bệnh nhân có thể nội soi hoặc xét nghiệm hơi thở để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
4.1 Điều trị bệnh tá tràng bằng thuốc
– Thuốc kháng sinh
Nếu viêm tá tràng nguyên nhân là do bị nhiễm khuẩn HP thường sẽ điều trị bằng kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ theo đúng liều, đúng thời gian bác sĩ yêu cầu. Uống thuốc không đúng cách sẽ dẫn đến tái nhiễm hoặc điều trị không dứt điểm bệnh.
– Sử dụng các thuốc có tác dụng giảm acid trong dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton
Histamine đối kháng H2
4.2 Thay đổi thói quen ăn uống và lối sống
Ngoài việc sử dụng thuốc ra, việc điều chỉnh và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống hàng ngày rất quan trong trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm tá tràng:
– Bỏ thuốc lá và các đồ uống có cồn
– Không ăn thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ
– Sinh hoạt điều độ, ăn chậm, nhai kỹ
– Nên tạo thói quen đi ngủ sớm
– Không ăn muộn hoặc để quá đói mới ăn
– Thường xuyên rèn luyện cơ thể với các bài tập, môn thể thao nhẹ nhàng
– Ăn chín, uống sôi
– Uống đủ nước hàng ngày
– Ăn rau xanh
– Ăn các loại trái cây nhiều vitamin và ít chua
– Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa
4.3 Sử dụng thảo dược tự nhiên
– Mật ong và nghệ
Tinh bột nghệ và mật ong rất tốt trong việc giảm viêm, trung hòa acid dạ dày.Cách dùng rất đơn giản: Nên sử dụng vào buổi sáng khi thức dậy, lúc bụng còn đang rỗng
Pha một muỗng cafe mật ong nguyên chất và ½ muỗng café tinh bột nghệ. Hòa tan với một ít nước ấm và sử dụng. Mỗi ngày có thể sử dụng 2-3 lần, khi thức dạy vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn 30 phút.
– Nha đam ( Lô hội)
Thành phần nha đam có chứa glycoprotein. Chất kháng viêm tự nhiên này có công dụng chống giảm sưng, thu nhỏ vết loét và làm lành các thương tổn trong dạ dày, tá tràng hiệu quả. Ngoài ra trong nha đam chứa nhiều khoáng chất, axit amin và các vitamin B, C, E… rất tốt cho điều trị bệnh viêm tá tràng.
Tuy nhiên các nguyên liệu này chỉ mang tính hỗ trợ chứ không thể chữa bệnh. Vì vậy bạn vẫn nên điều trị bởi sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng bài viết đã cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn trong việc điều trị bệnh tá tràng. Tuy nhiên mọi người không nên tự ý phán đoán nguyên nhân và tự điều trị. Để điều trị bệnh viêm tá tràng được hiệu quả nhất, bạn phải tuyệt đối tuân thủ theo phương pháp của các bác sĩ chuyên khoa.