Bệnh sởi ở trẻ: Toàn bộ thông tin hữu ích

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đã từng là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của cư dân toàn cầu, cho đến thời điểm hiện tại, sởi, nếu không được chăm sóc tích cực, vẫn có thể diễn tiến đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trầm trọng đến chất lượng cuộc sống và tính mạng trẻ nhỏ. Vậy, để bảo vệ trẻ, đâu là những kiến thức bố mẹ nhất định phải biết về bệnh sởi ở trẻ, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI để có câu trả lời chi tiết, bố mẹ nhé!

1. Khái niệm

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, có sự tồn tại được biểu hiện bằng các dấu hiệu nhận biết như: Sốt, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, phát ban,… Bệnh có nguyên nhân khởi phát là virus Sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae.

Virus Sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae là nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ là virus Sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae

Những năm gần đây, sởi không có mùa, bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể xuất hiện quanh năm. Mặc dù trước đó, bệnh thường hoành hành và reo rắc sợ hãi vào khoảng giao mùa Đông – Xuân. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, sởi muốn lây lan nhất định phải có vật thể trung gian là dịch tiết đường hô hấp (dịch tiết mũi họng). Có 2 cách để dịch tiết mũi họng tiếp xúc với trẻ không bệnh và gây bệnh cho trẻ, là trực tiếp và gián tiếp. Khả năng mắc sởi là không đồng đều giữa mọi trẻ. Theo đó, trẻ có các vấn đề sau: Suy giảm miễn dịch, chưa dự phòng vắc xin sởi, dưới 12 tháng tuổi, mẹ bị sởi trong thai kỳ,… có nguy cơ mắc sởi cao hơn những trẻ còn lại. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, những vấn đề đó chính là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này.

2. Dấu hiệu nhận biết

2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ, thể điển hình

Sởi thể điển hình vô cùng dễ nhận biết. Theo đó, những dấu hiệu bố mẹ có thể sử dụng để phỏng đoán sự tồn tại của sởi thể này là:

– Giai đoạn ủ bệnh, dài 8 – 11 ngày: Ở giai đoạn này, sởi chưa biểu hiện rõ ràng, nhận biết sởi ở giai đoạn này là gần như không thể.

– Giai đoạn khởi phát, còn gọi là giai đoạn viêm long đường hô hấp, dài 3 – 4 ngày: Trẻ sởi giai đoạn này thường sốt từ nhẹ đến cao; viêm kết mạc (sưng nề, đỏ, nhiều dử mắt); viêm xuất tiết mũi – họng; nước mắt – nước mũi chảy nhiều; ho; hạch ngoại biên nổi,…

– Giai đoạn toàn phát, còn gọi là giai đoạn phát ban, dài 4 – 6 ngày: Ngoài các triệu chứng giai đoạn khởi phát, sởi còn có thêm triệu chứng phát ban; với các ban có màu đỏ, nhỏ, hơi nổi lên so với bề mặt da, có thể mọc thành chùm hoặc mọc rải rác, bắt đầu từ sau tai, rồi lan ra mặt, cổ, ngực, lưng và toàn thân.

– Giai đoạn lui bệnh, còn gọi là giai đoạn bay ban: Mọi triệu chứng, bao gồm cả triệu chứng ở giai đoạn khởi phát và triệu chứng ở giai đoạn toàn phát, đều đồng loạt thuyên giảm. Riêng sự thuyên giảm triệu chứng phát ban, chúng cũng thuyên giảm ở tai đầu tiên và ở toàn thân cuối cùng. Sau khi biến mất, chúng để lại tình trạng thâm hoặc lột da.

Sốt là một biểu hiện không điển hình của sởi

Một trong những biểu hiện không điển hình của sởi là sốt

2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ, thể không điển hình

Sởi thể không điển hình là sởi chỉ biểu hiện các dấu hiệu: Sốt, viêm long đường hô hấp nhẹ, phát ban ít hoặc không phát ban,…. Sởi thể này có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh lý viêm đường hô hấp trên – dưới.

3. Biến chứng

Như đã đề cập phía trên, sởi, nếu không được chăm sóc tích cực, vẫn có thể diễn tiến đến nhiều biến chứng. Theo đó, chúng ta có thể kể đến một số biến chứng, từ đơn giản đến phức tạp, của sởi như sau: Tiêu chảy, nôn ói trầm trọng; viêm tai giữa (đe dọa mất thính lực vĩnh viễn); viêm giác mạc (đe dọa mất thị lực vĩnh viễn); viêm phổi (đây là biến chứng thường xảy ra do trẻ bội nhiễm các tụ cầu khuẩn Influenzae type B và Haemophilus); viêm não (khi bị biến chứng viêm não, trẻ sốt co giật, đau đầu dữ dội, nôn liên tục, cứng gáy, mệt mỏi, hôn mê,…; tỷ lệ xuất hiện của biến chứng này ở trẻ sởi là 0,1% – đây là tỷ lệ không thể thấp).

4. Điều trị

Thực tế, sởi mang đặc điểm chung là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, đó là không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc, thuốc điều trị đặc hiệu sởi duy nhất mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính trẻ. Đây là lý do chúng ta thấy sởi ở trẻ tự biến mất sau 10 – 14 ngày mà không cần can thiệp y tế.

Mặc dù không có thuốc điều trị đặc hiệu và sẽ tự biến mất, sởi vẫn có thể được xử lý nhanh gọn hơn nếu bố mẹ áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ cho trẻ. Điều trị hỗ trợ ở đây, chủ yếu là sử dụng một số thuốc kiểm soát triệu chứng, như thuốc hạ sốt là một ví dụ điển hình. Để dùng chúng sao cho hiệu quả và an toàn, bố mẹ cần được hướng dẫn bởi chuyên gia. Chính vì vậy, khi nghi ngờ trẻ bị sởi, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Đây cũng là cách duy nhất để kiểm soát sớm nguy cơ sởi biến chứng. Bởi sau thăm khám, nếu chẩn đoán trẻ có nguy cơ này, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ nhập viện điều trị.

Thăm khám với chuyên gia để được chỉ định sử dụng thuốc điều trị triệu chứng bệnh sởi ở trẻ

Để được chỉ định điều trị triệu chứng sởi, cho trẻ thăm khám với chuyên gia

5. Dự phòng

Có thể dự phòng đặc hiệu sởi, bằng chủng ngừa vắc xin. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo, trẻ đủ 9 tháng tuổi nên được chủng ngừa vắc xin sởi đơn hoặc vắc xin sởi kết hợp quai bị – rebella càng sớm càng tốt.

Như vậy, trong bài viết này, Thu Cúc TCI đã chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản nhưng hữu ích về bệnh sởi ở trẻ. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital