Sán lá gan là bệnh gan do ký sinh trùng gây ra. Bệnh có thể không có biểu hiện gì nhưng cũng có thể gây ra những triệu chứng điển hình của bệnh gan. Bệnh sán lá gan có lây không và cách phòng tránh ra sao sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Sán lá gan là bệnh gì và có lây không?
1.1 Sán lá gan là bệnh gì?
Sán lá gan là bệnh do ký sinh trùng cùng tên gây ra. Sán gồm 2 loại là sán là gan lớn và sán lá gan nhỏ. Trong đó:
– Sán lá gan nhỏ thường gặp gồm 3 loại chính là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.
– Sán lá gan lớn phổ biến hơn cả là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
1.2 Bệnh sán lá gan có lây không?
Sán lá gan không lây trực tiếp từ người sang người mà chỉ lây qua vật chủ trung gian, khi người và động vật ăn phải các động vật trung gian như ốc, cá,… các loại rau thủy sinh chứa trứng hay ấu trùng của sán.
Cách ký sinh và truyền bệnh của sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ có nhiều điểm khác nhau.
Với sán lá gan nhỏ, vật chủ chính là người, chó, mèo, chuột…. Vật chủ trung gian thường là các loài ốc, cá nước ngọt. Người bệnh nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ thường do ăn cá và các loài thủy sinh mang ấu trùng sán nhưng chưa được nấu chín. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng sẽ vào dạ dày, rồi theo đường mật lên gan và phát triển thành sán lá gan.
Trong khi đó sán lá gan lớn thường tồn tại chủ yếu ở những loài động vật ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu…) hay các loại rau mọc ở dưới nước (rau muống, rau cần…). Con người bị nhiễm sán lá gan lớn là do ăn phải thịt của các loại động vật hoặc các loại rau này.
1.3 Bệnh sán lá gan có lây không, những đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Các đối tượng dễ mắc bệnh sán lá gan và làm lây lan căn bệnh này gồm:
– Người sống trong vùng dịch tễ có tỷ lệ người nhiễm sán lá gan cao, tiểu biểu là các nước Đông Nam Á khác, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu,…
– Người sống ở ven sông, gần các khu chăn nuôi gia súc không đảm bảo vệ sinh
– Người thường xuyên ăn rau sống, thịt cá sống
– Người đã từng ăn uống ở vùng dịch tễ
2. Bệnh sán lá gan có lây không và triệu chứng ra sao?
Các triệu chứng của bệnh sán lá gan biểu hiện khá đa dạng. Tuy nhiên trong thời gian ủ bệnh, các triệu chứng này thường không rõ rệt và còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng mà người bệnh đã ăn phải. Đối với sán lá gan nhỏ, thường phải nhiễm trên 100 sán người bệnh mới có biểu hiện rõ rệt. Đối với sán lá gan lớn, các triệu chứng thường khó xác định trong thời gian này.
Ở thời kỳ lây truyền, các triệu chứng của bệnh mới biểu hiện rõ ràng, bao gồm:
2.1 Đau bụng
Những người bị nhiễm sán lá gan, có thể xuất hiện cơn đau quặn bụng khi sán lá gan di chuyển từ ruột đến gan, chui qua bao gan hoặc ống mật và gây tắc nghẽn ống mật.
2.2 Vàng da, xanh xao, nhợt nhạt
Sán lá gan ký sinh trong gan, mật có thể gây tắc nghẽn và nhiễm trùng gan, ống dẫn mật, khiến da bị vàng hoặc xanh, nhợt nhạt. Tình trạng nôn nhiều, tiêu chảy, chán ăn cũng khiến da trở nên xanh xao, nhợt nhạt.
2.3 Khó chịu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy
Các triệu chứng tiêu hóa ở người mắc bệnh sán lá gan thường là hậu quả của việc tắc ống dẫn mật. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng tùy vào mức độ nhiễm trùng nhiều hay ít.
2.4 Sút cân
Tình trạng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng do nhiễm sán trong thời gian dài khiến người bệnh rất dễ sút cân.
2.5 Nổi ban
Triệu chứng này thường xuất hiện và khá phổ biến trong giai đoạn đầu khi sán thâm nhập vào gan. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với tình trạng nhiễm trùng do sán lá gan gây ra trên gan.
2.6 Sốt
Sán lá gan gây tắc nghẽn ở các ống mật có thể gây viêm và làm người bệnh bị sốt.
3. Hậu quả của bệnh sán lá gan
Sau khi vào dạ dày và tá tràng, các vỏ nang trùng của sán lá gan sẽ bị phá hủy và giải phóng ra ấu trùng. Ấu trùng xuyên qua tá tràng, vào ổ bụng, sau đó di chuyển đến gan. Tại nhu mô gan, ấu trùng tiếp tục sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, tiết ra các chất độc gây áp-xe gan.
Sau đó, sán có thể tiếp tục chui vào đường mật và đẻ trứng tại đây trong suốt thời gian dài, dẫn đến ung thư đường mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số trường hợp, sán có thể di chuyển tới một số bộ phận khác của cơ thể như da, cơ, vú, đại tràng,…để gây bệnh.
4. Cách phòng bệnh sán lá gan
Dựa vào những con đường lây nhiễm của sán lá gan, các chuyên gia chỉ ra cách phòng tránh bệnh này như sau:
– Ăn chín uống sôi, không ăn các loại đồ sống, chưa qua chế biến như gỏi, tiết canh, gan sống…
– Sử dụng nước sạch để ăn uống, đun sôi trước khi uống
– Rửa sạch các loại rau trồng dưới nước như: rau muống, cải xoong, rau cần, … trước khi ăn
– Không ăn các loại ốc, cá khi chưa được nấu chín kỹ
– Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Tẩy giun định kỳ, 2 lần cách nhau khoảng 6 tháng
5. Phát hiện bệnh sán lá gan bằng cách nào?
Khi phát hiện những triệu chứng bất thường nghi ngờ sán lá gan, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Các phương pháp phát hiện sán lá gan là:
– Xét nghiệm máu chẩn đoán miễn dịch học: Phương pháp chẩn đoán giúp tìm kiếm chất kháng thể sán lá gan trong huyết thanh, thường là kỹ thuật ELISA.
– Xét nghiệm phân hoặc dịch mật: Nhằm tìm kiếm trứng sán lá gan. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện được trứng sán bằng phương pháp này rất thấp.
– Các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, MRI, siêu âm gan: Kiểm tra có hay không sự tồn tại của sán lá gan và phát hiện của các ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc hình ảnh dày bao gan, tụ dịch dưới bao gan.
6. Các điều trị sán lá gan hiệu quả
Bệnh sán lá gan có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị gồm: sử dụng các loại thuốc hoặc phẫu thuật.
Các loại thuốc thường dùng là Corticosteroid, Praziquantel…cho những bệnh nhân có triệu chứng nặng như: sốt, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy,… Khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ và không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định các bác sĩ trong những bệnh nhân có triệu chứng nặng như: viêm đường mật, tổn thương nhu mô gan nghiêm trọng, điều trị nội khoa không hiệu quả.
Hi vọng qua bài viết trên đây bạn biến “sán lá gan có lây không?” và con đường lây nhiễm là gì để chủ động phòng tránh, ngăn bệnh xảy ra hoặc chuyển biến xấu.