Bệnh rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ là điều mà nhiều bác sĩ đã cảnh cáo với bệnh nhân tim mạch bởi đột quỵ do rung nhĩ thường tiến triển nhanh với tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế cao. Điều này cũng khiến chi phí điều trị và chăm sóc tăng cao.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về khái niệm và tình trạng bệnh rung nhĩ
Rung nhĩ là bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp hiện nay với số lượng người mắc gia tăng. Đây là tình trạng gây ra bởi rối loạn điện học của tim, hậu quả hai tâm nhĩ không co bóp đều, tim bơm máu ra ngoài và tồn đọng trong hai tâm nhĩ dẫn tới đông máu.
Cục máu đông này có thể di chuyển khắp cơ thể và nguy hiểm nhất là di chuyển đến não khiến người bệnh đột quỵ thiếu máu não. Rung nhĩ có thể tăng dần theo độ tuổi và có liên quan tới một số yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, đái tháo đường, mạch vành…
Rung nhĩ không chỉ ảnh hưởng tới tính mạng mà còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, so với người bình thường thì người bệnh rung nhĩ có nguy cơ tử vong cao từ 1,5 đến 3,5 lần; nhận thức suy giảm cao đến 1,4 lần và tâm thần phân liệt cao đến 1,6 lần.
Nam giới cao tuổi thường có khả năng mắc rung nhĩ nhiều hơn. Bên cạnh đó có một số bệnh lý mạn tính về tim(động mạch vành, suy tim, huyết áp cao, đái tháo đường, thận, phổi tắc nghẽn, béo phì, rối loạn lipid máu…) có thể làm nguy rung nhĩ tăng cao.
Đột quỵ chiếm đến 20-30% là bởi rung nhĩ và khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, bệnh cũng gây trầm cảm, suy tim…
2. Tìm hiểu chung về nguyên tắc của triệu chứng đột quỵ
2.1 Nguyên tắc FAST trong phát hiện các triệu chứng đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng mạch máu não tắc nghẽn khiến oxy và dưỡng chất không được đưa tới não khiến tế bào não chết đi. Những triệu chứng của bệnh đột quỵ được đánh giá qua nguyên tắc FAST:
F – Fast: Nếu như nhận thấy bệnh nhân có tình trạng méo mặt, méo miệng, nhân trung lệch, đặc biệt khi cười thì có thể là đột quỵ.
A – Arms: Yếu liệt chân tay, cần đánh giá xem bệnh nhân có yếu liệt một bên tay/chân hay không, đánh giá qua việc giơ 2 tay lên cao.
S – Speech: Đánh giá xem những câu đơn giản bệnh nhân có nói được không hoặc có nói điều gì kì lạ không.
T – Time: Thời gian đột quỵ sẽ tính theo từng giây, từng phút nên cần lập tức gọi cấp cứu khi thấy dấu hiệu đột quỵ.
2.2 Những dấu hiệu bệnh đột quỵ điển hình cần biết
Những dấu hiệu bệnh đột quỵ có thể thay đổi chuyên biệt theo từng người, có người chỉ là cơn đột quỵ nhẹ thoáng qua nhưng cũng có những bệnh nhân gặp phải đột quỵ nặng có thể tử vong tại chỗ nếu không được cấp cứu sớm.
Người thân và những người xung quanh có thể phân biệt đột quỵ thông qua những dấu hiệu điển hình như sau:
– Khuôn mặt bệnh nhân bị lệch sang một bên, nhìn mất cân đối hoặc có thể là chảy xệ một bên. Điều này thể hiện rất rõ thông qua nụ cười méo mó của người bệnh.
– Đột nhiên khó cử động, một trong hai bên tay hoặc chân bị căng cứng, yếu liệt. Tình trạng dễ nhận biết nhất là bệnh nhân không thể giơ hai tay lên qua đầu hoặc không thể giơ hai tay lên cùng một lúc.
– Nhức đầu đột ngột dữ dội hoặc đột nhiên cảm giác chóng mặt, quay cuồng mà không rõ nguyên nhân. Trường hợp này bệnh nhân vẫn có thể đi đứng được nhưng sẽ loạng choạng.
– Thị lực đột nhiên yếu đi khiến người bệnh nhìn không rõ, mắt mờ nhanh.
– Giọng nói bị biến đổi, người bệnh nói líu, nói ngọng hoặc dính chữ vào nhau. Nếu bệnh nhân không thể nhắc lại một câu đơn giản thì khả năng cao là đã bị đột quỵ.
3. Mối quan hệ giữa tình trạng rung nhĩ và đột quỵ
3.1 Vì sao rung nhĩ khiến nguy cơ đột quỵ tăng?
Đột quỵ là biến chứng nặng nề nhất khi mắc rung nhĩ. Bởi khi mắc bệnh thì thớ cơ tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng khiến bị giãn và kết hợp với co bóp không đều giữa cơ tâm nhĩ khiến máu chảy từ tâm nhĩ đến tâm thất gián đoạn nên có máu đông.
Máu đông trong tâm nhĩ tạo ra và trôi cùng máu nhưng có thể khiến tắc mạch. Nếu không may cục máu đông này trôi tới não thì sẽ làm động mạch não tắc và dẫn tới đột quỵ não.
Cục máu đông trôi đến mạch vành thì có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, máu đông trôi tới động mạch chi gây tắc động mạch chi.
Những yếu tố nguy cơ đến từ rung nhĩ là: bệnh lý, có tiền sử đột quỵ, lớn tuổi…
3.2 Biện pháp khắc phục tình trạng rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ
Việc khắc phục tình trạng này cần căn cứ qua kết quả thăm khám và theo chỉ định điều trị từ bác sĩ. Nguy cơ đột quỵ có thể được đánh giá thông qua thang điểm CHA2DS2-VASc. Nếu từ 2 điểm trở lên, người bệnh thường cần uống thuốc chống đông. Số điểm càng cao thì nguy cơ tắc mạch càng lớn. Thông qua đánh giá này, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc chống đông phù hợp hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ.
Thuốc chống đông là thuốc kéo dài thời gian bị đông máu qua đó ngăn máu đông hình thành ở tim.
Bên cạnh đó, để giảm khả năng đột quỵ bởi rung nhĩ, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ như:
– Sử dụng thuốc theo chỉ định và uống đúng liều
– Kiểm soát huyết áp ổn định, không để tăng quá cao
– Ăn uống khoa học để tránh mỡ máu
– Không sử dụng thuốc lá, uống các đồ uống có cồn
– Điều trị sớm và hiệu quả các bệnh lý nguy cơ
Như vậy bệnh rung nhĩ tăng nguy cơ đột quỵ là một khẳng định vô cùng chính xác. Biến cố tắc mạch dẫn tới đột quỵ là một biến cố nặng nề nhất của rung nhĩ do đó bạn cần sớm khắc phục để tránh nguy cơ. Đồng thời, người bệnh rung nhĩ cũng cần được khám bệnh, đánh giá những nguy cơ đột quỵ và có hướng điều trị phù hợp tránh biến cố đáng tiếc xảy ra.