Nấm da do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên, làm tổn thương ở da, tóc và móng. Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm da tương tự như ở người lớn. Cùng tìm hiểu về bệnh nấm da ở trẻ nhỏ qua một số thông tin cơ bản trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây bệnh nấm da ở trẻ
Một số bệnh nấm da có khả năng lây lan do đó nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh nấm da do dùng chung vật dụng cá nhân với trẻ mang bệnh. Tiếp xúc gần gũi hoặc cùng dùng một chiếc lược chải tóc với người bị nấm da tạo tạo điều kiện để bệnh lây lan từ người này sang người khác.
Uống thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nấm da ở trẻ nhỏ. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt mầm bệnh nhưng cũng có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn có hại trong cơ thể trẻ. Những vi khuẩn vô hại tấn công tiêu diệt các loại nấm gây bệnh, tuy nhiên khi thuốc kháng sinh tiêu diệt chúng, các loại nấm này lại có cơ hội để phát triển.
Một số trẻ em có rối loạn hệ miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh nấm da. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
2. Triệu chứng khi trẻ bị nấm da
Có nhiều bệnh về da tương tự như bệnh nấm da do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ tốt nhất nên tới bệnh viện để kiểm tra. Dưới đây là một số bệnh nấm da thường gặp và triệu chứng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Nấm da chân (Athlete’s foot): bệnh gây ra các triệu chứng như da đỏ, khô, nứt và ngứa giữa các ngón chân.
– Ngứa vùng bẹn và đùi trên(Jock itch ): ngứa vùng bẹn và đùi trên xảy ra khi một loại nấm phát triển và lây lan ở vùng bẹn. Loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm áp.
– Lác (hắc lào): là bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Hai dấu hiệu nổi bật nhất là ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi những mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của sang thương (diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền nên còn được gọi là lác đồng tiền).
– Bệnh lang ben: là một bệnh nấm da phổ biến, thường xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay, rất hiếm gặp ở những vị trí khác của cơ thể. Tổn thương có thể có màu hồng, nâu, màu đồng nhạt hoặc nhạt màu hơn so với vùng da xung quanh. Có thể gây ngứa nhẹ.
3. Điều trị và phòng chống bệnh nấm da ở trẻ nhỏ
Bác sĩ sẽ lấy một mẩu nhỏ vùng da tổn thương, một ít tóc hoặc móng tay bị nhiễm nấm, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để xác định chủng nấm gây bệnh, sau đó có kế hoạc điều trị phù hợp. Trẻ có thể được điều trị bằng một số loại kem, thuốc bôi kháng nấm hoặc dầu gội diệt nấm. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống. Thời gian và liều lượng sử dụng cần tuân thủ chính xác theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù bệnh nấm da không thể tránh khỏi được hoàn toàn nhưng một số biện pháp sau đây có thể giúp trẻ hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh nấm da:
– Phòng chống bệnh nấm da chân: Hướng dẫn trẻ rửa chân sạch sẽ mỗi ngày, lau khô chân, đặc biệt là kẽ giữa các ngón chân, sử dụng tất sạch, nếu tất bị ướt cần thay ngay.
– Phòng chống ngứa vùng bẹn và đùi trên: Sử dụng đồ lót sạch và rộng rãi, vệ sinh vùng bẹn sạch sẽ.
– Phòng chống bệnh lang ben: Nên mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng: tắm rửa, thay đồ hàng ngày, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo…; Quần áo phải phơi nắng cho khô.
Trên đây là những thông tin về bệnh nấm da ở trẻ em, hy vọng bố mẹ đã có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc con thật tốt.