Bệnh mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mạn tính có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là mất ngủ kinh niên?
Dựa vào thời gian diễn ra tình trạng mất ngủ, các nhà khoa học chia mất ngủ thành 2 loại là mất ngủ mạn tính và mất ngủ cấp tính. Trong đó, mất ngủ kinh niên hay mạn tính là dạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng liên tục hoặc trên 3 lần/tuần.
Các triệu chứng mất ngủ thường gặp hơn cả:
– Khó ngủ: Bệnh nhân thường phải mất khoảng 30 – 90 phút mới có thể bắt đầu giấc ngủ được.
– Thời gian ngủ ít: Ở những người bị mất ngủ, thời gian ngủ mỗi đêm của người bệnh thường ít hơn nhiều so với nhu cầu ngủ của cơ thể. Thường người trưởng thành sẽ ngủ khoảng 7 – 8 tiếng/đêm nhưng khi bị mất ngủ, người bệnh chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng/đêm, thậm chí có những người thức trắng đêm.
– Chất lượng giấc ngủ kém: Bệnh nhân ngủ chập chờn, có cảm giác bồn chồn, lo lắng khi ngủ. Họ thường tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ trở lại, thường mơ khi ngủ, ngủ chập chờn,… Một số người thấy đau ở đỉnh đầu, đau nhức cơ bắp, người uể oải, quay cuồng đầu óc. Họ thường thức dậy sớm do không thể ngủ tiếp. Khi ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi, không thể thư giãn.
2. Mất ngủ mạn tính gây ra những hệ lụy gì cho cơ thể?
Giấc ngủ rất quan trọng đối với việc hồi phục và tái tạo năng lượng. Tình trạng mất ngủ diễn ra trong một thời gian dài và không được điều trị có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần như:
– Thoái hóa, ngộ độc tế bào bên trong cơ thể
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch, đột quỵ
– Bệnh tiểu đường, béo phì vì thức đêm do thói quen ăn nhiều protein và đường vào ban đêm
– Rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ, lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và các mối quan hệ xã hội, gia đình
– Rối loạn và suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn tấn công
– Giảm khả năng sinh sản, khó thụ thai do suy giảm nồng độ hormone liên quan trong cơ thể
3. Các nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ mạn tính và được chia thành các nhóm nguyên nhân sau:
3.1 Thói quen sinh hoạt không khoa học gây bệnh mất ngủ kinh niên
Các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh được duy trì trong thời gian dài rất dễ gây mất ngủ mạn tính, có thể kể đến như:
– Sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ gây căng thẳng hệ thần kinh, khiến cơ thể không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ
– Sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ hoặc sử dụng quá nhiều trong một ngày
– Thay đổi nhịp thức – ngủ do thay đổi múi giờ, do đặc thù công việc
– Ăn quá no, tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu vào bữa tối gây áp lực cho hệ tiêu hóa, kích thích hệ thần kinh
3.2 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có chứa cafein trong thành phần có thể gây mất ngủ cho người bệnh. Nếu lạm dụng trong thời gian dài các loại thuốc này có thể gây mất ngủ kinh niên. Các loại thuốc thường gây mất ngủ là thuốc chống dị ứng, thuốc lợi tiểu,…
3.3 Bệnh mất ngủ kinh niên do các bệnh lý
Những bệnh lý như trầm cảm, viêm xoang, viêm đa khớp, viêm loét dạ dày, rối loạn tâm thần,…được cho là có liên quan với chứng mất ngủ mạn tính. Những đau đớn hoặc khó chịu khi mắc các bệnh lý này khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm.
Thiếu máu não là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ ở các bệnh nhân này. Tình trạng thiếu hụt máu nghiêm trọng khiến cho não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Lúc này hệ thần kinh trung ương bị suy nhược, sinh ra mất ngủ kinh niên.
4. Cải thiện tình trạng mất ngủ mạn tính bằng cách nào?
4.1 Có nên sử dụng thuốc không?
Nhiều người bệnh bị mất ngủ thường có thói quen tìm đến và lạm dụng thuốc ngủ. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho sức khỏe. Bởi thuốc ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhưng khi tỉnh dậy bạn sẽ có cảm giác vô cùng mệt mỏi. Lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài cũng gây ra hàng loạt tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như: rối loạn chu kỳ thức – ngủ, đau đầu, chóng mặt, tính khí thất thường, dễ kích động, hại gan và thận,…
4.2 Cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên đúng
Thay vì tự ý sử dụng thuốc, khi thấy xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Việc thăm khám với chuyên gia giúp bạn có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất, tránh được tác dụng phụ cũng như những tác hại do dùng thuốc bừa bãi.
Bên cạnh đó, khi bị mất ngủ mạn tính, bạn cũng nên chú ý áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện chứng mất ngủ:
– Không vận động quá sức hay quá nhiều trước khi ngủ
– Thư giãn, cố gắng loại bỏ mọi căng thẳng, áp lực để giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn
– Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh thức quá khuya, dậy quá muộn
– Giữ cho môi trường thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp
– Không dùng đồ uống có chất kích thích, không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
– Ngâm chân trước khi đi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn
Bệnh mất ngủ kinh niên gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ngay khi có hiện tượng mất ngủ bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị ngay, tránh bệnh tiến triển thành mạn tính. Nếu bệnh đã ở giai đoạn mạn tính thì nên điều trị bởi từ bác sĩ chuyên khoa để cho hiệu quả cao nhất.