Bệnh khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Bệnh khô mắt ở trẻ em tưởng chừng đơn giản và hay bị bỏ qua do nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng bệnh không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không hết thì có thể biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu ngay với Thu Cúc TCI về căn bệnh khô mắt nguy hiểm này nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh khô mắt ở trẻ em

Bệnh khô mắt ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến gây nên tình trạng mắt bị khô. Nguyên nhân do nước mắt không đủ nhiều hoặc lượng dầu cần thiết từ nước mắt không đủ để tạo độ ẩm cho mắt. Khi đủ độ ẩm mắt sẽ hoạt động trơn tru, tránh bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Khi mất cân bằng nội môi của màng nước mắt, đi kèm triệu chứng viêm và tổn thương về mặt mắt chính là lúc bệnh xuất hiện.

Khô mắt ở trẻ là bệnh gì?

Trẻ dưới 5 tuổi thường dễ bị khô mắt hơn

Khô mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các vùng khó khăn, kinh tế đang phát triển.

2. Những nguyên nhân làm trẻ em bị khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khô mắt ở trẻ nhỏ. Chúng bắt nguồn từ các vấn đề liên quan dinh dưỡng, thói quen,… Đôi khi chính cuộc sống hằng ngày hoặc các bệnh lý về thị giác của trẻ.

2.1 Do trẻ thiếu vitamin A

Vitamin A là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong tế bào que và nón ngay võng mạc trẻ. Thiếu vitamin A gây triệu chứng điển hình là quáng gà. Bên cạnh đó, Vitamin A tác dụng trực tiếp trên biểu mô liên kết (giác mạc) giúp giữ độ trong và bóng cho mắt. Trẻ bị thiếu vitamin này cũng dễ khô mắt, tổn thương biểu mô giác mạc. Nặng có thể gây biến chứng khiến trẻ mù lòa.

2.2 Do trẻ bị viêm kết mạc gây nên

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn gây ra. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh này là: mắt đỏ lên, sưng cộm, ngứa mắt,… Tình trạng viêm nhiễm này cũng khiến cho mắt trẻ bị khô do thiếu độ ẩm trong mắt.

Bệnh khô mắt ở trẻ em

Trẻ bị khô mắt do bị viêm kết mạc (minh họa)

Nếu trẻ bị khô mắt kèm với các biểu hiện kể trên thì rất có thể tình trạng này do viêm kết mạc mà nên. Tuy nhiên, khi bệnh viêm kết mạc khỏi thì tình trạng khô mắt cũng dần hết ngay sau đó.

2.3 Do dị ứng khi dùng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là laoij thuốc có chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Dựa vào việc đối kháng diễn ra trên thụ thể H1 hoặc H2 mà sé chia thuốc kháng histamin thành các loại khác nhau. Cụ thể có 2 loại: thuốc kháng histamin H1 giúp chống dị ứng và thuốc kháng histamin H2 nhằm giảm tiết acid dạ dày.

Thuốc kháng histamin cũng có thể đẻ lại tác dụng phụ là sẽ khiến cho mắt trẻ bị khô.Đánh giá sơ bộ, dị ứng này cũng kèm theo biểu hiện như làn da trẻ bị khô, thiếu đi độ ẩm cần thiết.

2.4 Do trẻ nghiện dùng điện thoại thông minh

Các thiết bị điện tử và công nghệ ngày nay vô cùng phổ biến và nhà ai cũng có. Khi đó, ba mẹ chỉ cần lơ là không kiểm soát là con trẻ sẵn sàng dán mắt vào điện thoại, laptop hàng giờ đồng hồ. Đôi khi mải xem, trẻ không chớp mắt khi xem dẫn đến mắt điều tiết quá mức và bị mệt. Những lúc như vậy, nước mắt không được tiết ra để làm ẩm nên hệ qua khô mắt là điều sớm muộn.

Bệnh khô mắt ở trẻ em

Trẻ bị nghiện các đồ điện tử như điện thoại, tivi (minh họa)

Ngoài ra, ánh sáng xanh đến từ các thiết bị này với mức năng lượng cao cũng sẽ làm tổn thương cho các tế bào ở võng mạc. Về lâu dài, làm cho tình trạng khô mắt của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Sau cùng là ảnh hưởng tới thị lực trong tương lai.

3. Dấu hiệu rõ nhất để nhận ra trẻ bị khô mắt

Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận ra khô mắt ở trẻ em như sau:

– Trẻ nhỏ hay có cảm giác mắt khô, khó chịu, nóng rát và ngứa mắt.

– Trẻ có dấu hiệu dụi mắt thường xuyên hơn.

– Trẻ cảm thấy mệt mỏi và mắt trẻ đôi khi không muốn hoạt động.

– Một hoặc hai bên mắt trẻ có biểu hiện bị đỏ hoặc đỏ ngầu.

– Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng khi nhìn, ra ngoài trời cảm giác dễ bị chói nắng và nheo mắt.

– Khi trẻ bị chảy nước mắt thì nước mắt thường bị trôi nhanh, không giữ được lâu. Đôi khi còn không có tác dụng nhiều trong việc làm ẩm mắt.

– Xuất hiện các vấn đề sức khỏe khác như viêm nhiễm, suy dinh dưỡng, thể trạng trẻ không được khỏe.

4. Biến chứng khó lường từ bệnh khô mắt ở trẻ em

4.1 Khô mắt dẫn đến bị quáng gà

Biểu hiện sớm và rõ nhất của khô mắt là trẻ bị quáng gà. Khi quáng gà, việc trẻ học tập và di chuyển vào buổi tối gặp khó khăn. Một số trẻ ở độ tuổi đã có thể chơi đùa, chúng có xu hướng không ra ngoài chơi với bạn bè mà chỉ ngồi yên một chỗ ở trong phòng.

4.2 Khô mắt dẫn đến lòng trắng của mắt bị khô

Ở người bình thường thì lòng trắng thường ướt đều, bóng và trong suốt. Khi bé bị khô mắt, lòng trắng cũng dễ bị khô theo. Nếu phát hiện muộn và không chữa trị kịp thời thì lòng trắng dần trở nên sần sùi, sừng hóa và mất đi độ bóng.

Về lâu dài, lòng trắng dần mờ đục, chuyển thành màu vàng nhạt hoặc hơi xám nhẹ, nhăn nheo. Khi này, trẻ sẽ chớp mắt thường xuyên hơn, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra ngoài. Bởi vì mắt trẻ dễ bị chói sáng.

4.3 Khô mắt dẫn đến lòng đen bị khô

Tương tự như lòng trắng ở người bình thường, lòng đen sẽ nhẵn bóng, ướt đều và có màu trong veo. Để thời gian dài mới phát hiện và chữa trị khô mắt thì lòng đen dễ mờ đục, sần sùi, nhìn mờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Khi đó rất dễ để lại sẹo giác mạc, ảnh hưởng thị lực về sau của trẻ nhỏ.

5. Cách cải thiện khô mắt ở trẻ

Để cải thiện tình trạng khô mắt cho trẻ, hãy tập những thói quen tốt sau đây:

– Dạy trẻ chớp mắt chậm rãi và đều. Tốt nhất là từ 12 – 18 lần mỗi phút để dàn đều nước mắt và làm ẩm hoàn toàn.

– Hạn chế để trẻ thức khuya, ngủ đủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Mục đích để mắt trẻ được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi.

– Hạn chế để mắt trẻ mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng chói, khói bụi ô nhiễm, gió mạnh hay môi trường độ ẩm thấp. Kèm theo đó, hãy thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo.

Hy vọng những thông tin về dấu hiệu và cách chữa bệnh khô mắt ở trẻ em hữu ích với bạn đọc. Vì bệnh khô mắt không chỉ diễn ra ở người già mà cả trẻ em, người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên, cần lưu ý trong chăm sóc, bảo vệ mắt trẻ tốt hơn để để tránh ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe. Liên hệ ngay cho Thu Cúc TCI để được tư vấn mọi lúc mọi nơi khi bạn thấy con có hiện tượng khô mắt nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital