Hiện nay, nhiều địa phương ở nước ta đang ghi nhận số ca mắc đau mắt đỏ tăng cao đột biến, khiến nhiều người lo lắng và cho rằng bệnh dễ dàng lây khi nhìn vào mắt người đang bị đau mắt đỏ. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây qua đâu và riêng với mẹ bầu thì cần làm gì đề phòng ngừa?
Menu xem nhanh:
1. Khả năng lây lan đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng khi lòng trắng của mắt xuất hiện màu đỏ hoặc hồng, thường đi kèm với các triệu chứng như sưng, ngứa, rát, tiết dịch,… gây ra cảm giác khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bao gồm virus, vi khuẩn, chất gây kích ứng (như phấn hoa, khói, bụi,…) hoặc do việc sử dụng kính áp tròng thường xuyên.
Tình trạng đau mắt đỏ do dị ứng không có khả năng lây bệnh. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus là tình trạng dễ mắc phải và dễ lây lan. Bệnh đau mắt đỏ ít khi gây ảnh hưởng đến thi lực và gây nguy hiểm cho người bệnh và chỉ gây ảnh hưởng xấu khi bệnh kéo dài. Nhưng chính bởi sự khó chịu mà căn bệnh này mang lại cùng với nguy cơ lây lan cao cần được điều trị sớm để nhanh chóng phục hồi, tránh việc kéo dài và lây bệnh cho nhiều người khác.
2. Bệnh đau mắt đỏ lây cho bà bầu qua đâu?
Bệnh đau mắt đỏ bùng phát mạnh trên cả nước ta trong thời gian qua. Số ca bệnh lên đến hàng nghìn ca và bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải, từ trẻ em tới người lớn, bao gồm cả bà bầu. Vậy, đau mắt đỏ có thể lây qua đâu mà chỉ trong thời gian ngắn, có nhiều ổ dịch xuất hiện tới vậy?
Câu trả lời cho phụ nữ mang thai là đau mắt đỏ có thể lây lan qua các con đường sau:
– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh: Việc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mắt, nước mắt,… của người bị đau mắt đỏ có thể khiến phụ nữ mang thai dễ dàng lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ. Hoặc người khỏe mạnh vô tình chạm vào tay của người bệnh mà không biết cũng làm virus có cơ hội lây lan.
– Tiếp xúc gián tiếp: Bệnh cũng có khả năng lây nhiễm cho mẹ bầu thông qua tiếp xúc gián tiếp, khi chúng ta chạm, cầm, nắm vào các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh (như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…).
– Dùng chung đồ vật: Việc mẹ bầu sử dụng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, ly, cốc nước uống, chăn, gối,…) cũng có thể gây lây nhiễm đau mắt đỏ. Ngoài ra, việc lây nhiễm đau mắt đỏ cũng có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nước công cộng bị nhiễm vi khuẩn (như ao, hồ, bể bơi). Thói quen dùng tay dụi mắt, chạm vào mũi, ngậm tay vào miệng cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm.
Hầu hết vi khuẩn có khả năng tồn tại trên bề mặt trong khoảng 8 giờ và có thể sống sót trong vài ngày, trong khi virus có thể tồn tại trên bề mặt trong vài ngày và có khả năng sống sót lên đến 2 tháng. Đau mắt đỏ cũng có khả năng lây nhiễm tương tự như bệnh nhiễm trùng khác do virus và vi khuẩn gây ra. Thời gian ủ bệnh thông thường là từ 24 đến 72 giờ.
3. Nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Có một số người lo lắng rằng việc nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Nhiều người có cảm giác như vậy vì cho rằng họ không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhưng thực tế không phải như vậy.
Đau mắt đỏ lây nhiễm qua vi khuẩn và hạt tiết nhỏ của bệnh nhân khi chúng ta cham trực tiếp hay gián tiếp, cũng như qua việc sử dụng đồ dùng cá nhân chung. Ngoài ra, nước bị nhiễm khuẩn (như nước trong hồ bơi) cũng có thể là nguồn lây nhiễm. Do đó, bệnh có thể dễ lây nhiễm trong trường hợp mẹ bầu và người bệnh người sống chung một nhà, ở chung trong môi trường có mật độ tiếp xúc cao, làm việc cùng một nơi hay khi tiếp xúc gần với người bị bệnh.
Người bị đau mắt đỏ có thể lây nhiễm cho những người xung quanh cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, và quá trình lây nhiễm diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh. Ngay cả khi bệnh nhân đã hồi phục, vẫn có thể lây nhiễm cho người khác trong vòng một tuần.
Do đó, không có căn cứ nào cho thấy nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ là có thể lây bệnh. Mà chỉ là người lành bị lây virus, vi khuẩn từ người bị bệnh đau mắt đỏ thông qua việc tiếp xúc, nhưng không thể nhận biết bằng mắt thường.
4. Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho mẹ bầu
Đau mắt đỏ có thể do virus hoặc vi khuẩn lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đã nhận biết được bệnh đau mắt đỏ lây qua đâu, mẹ bầu có thể tuân thủ một số biện pháp sau để giảm nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ trong thai kỳ:
– Luôn rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay trong ít nhất 20 giây mỗi lần rửa.
– Tránh chạm tay, dụi tay hoặc cọ tay vào mắt.
– Không sử dụng chung lọ thuốc nhỏ mắt hoặc các vật dụng cá nhân khác như chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng với người khác.
– Thường xuyên giặt ga trải giường, vỏ gối, khăn tắm và các dụng cụ vệ sinh cá nhân khác.
– Nếu có các biểu hiện nghi ngờ đau mắt đỏ hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường đông người khi dịch bệnh tăng cao, ngưng đeo kính áp tròng cho đến khi được sự cho phép của bác sĩ nhãn khoa.
– Duy trì vệ sinh sạch sẽ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa về việc bảo quản và thay đổi kính áp tròng định kỳ.
– Hạn chế đi bơi trong thời điểm bệnh đau mắt đỏ diễn biến phức tạp để tránh tiếp xúc với nước nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.
Đau mắt đỏ trong thai kỳ không có khả năng gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi nhưng sẽ đem lại cho mẹ nhiều phiền phức và thêm gánh nặng cho người mẹ trong thai kỳ. Do đó, việc thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh là cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu trong tình hình dịch đau mắt đỏ trở nên căng thẳng tại nước ta.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các mẹ bầu thông tin bệnh đau mắt đỏ lây qua đâu. Lưu lại ngay để chủ động phòng ngừa mẹ nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh đau mắt đỏ ở mẹ bầu hoặc về thai kỳ, hãy để lại thông tin bên dưới để Thu Cúc TCI hỗ trợ bạn sớm nhất.