Bệnh đau mắt đỏ có lây không và cách chữa bệnh hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đau mắt đỏ còn được gọi với tên là viêm kết mạc, đây là tình trạng mắt bị nhiễm trùng. Thông thường khi thời tiết chuyển mùa, bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh đau mắt đỏ có lây không, câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.

1. Tìm hiểu về đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc xảy ra ở mắt khi có tình trạng nhiễm trùng, bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Trong một số trường hợp, bệnh xảy ra cũng có thể do người bệnh dị ứng, phản ứng với một số chất gây dị ứng như hóa chất, môi trường ô nhiễm.

đau mắt đỏ có lây không

Đỏ mắt là triệu chứng phổ biến của bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng chung của bệnh đau mắt đỏ là đỏ mắt, chảy nước mắt và có thể gây ngứa. Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện đột ngột. Ban đầu đau mắt sẽ xuất hiện ở một mắt rồi lây dần sang mắt còn lại.

2. Bệnh đau mắt đỏ có lây không?

Là bệnh do vi khuẩn và virus gây nên, bởi vậy với câu hỏi “Bệnh đau mắt đỏ có lây không”, thì câu trả lời là có. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây từ người sang người. Bệnh lây trong cộng đồng qua đường hô hấp. Bên cạnh đó bệnh cũng có thể lây nếu triếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của bệnh nhân. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua các cách như:

– Đường hô hấp, nước bọt

– Lây qua cầm nắm vào các đồ dùng cá nhân của bệnh nhân.

– Lây do thói quen dụi mắt hoặc sờ vào mũi.

Bên cạnh đó, do tính chất lây lan nhanh chóng, bệnh đau mắt đỏ dễ hình thành các ổ dịch nhỏ. Bởi vậy khi đến nơi đông người hoặc nơi công sở, lớp học, bạn cần tránh những người có biểu hiện đau mắt. Khi người bệnh bị đau mắt cũng tránh những nơi này để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Cùng với những nguyên nhân trên, thời tiết và môi trường cũng là nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ. Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí tăng cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trong thời gian giao mùa, cơ thể chúng ta sẽ nhạy cảm hơn với thời tiết, hệ thống miễn dịch của con người yếu hơn bình thường nên virus có thể tấn công dễ dàng

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc có biểu hiện chính là đỏ mắt, thời gian phát bệnh là sau 3 ngày nhiễm bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp những trường hợp sau

– Mắt bị đỏ mắt, ngứa rát và cộm mắt.

– Mắt sẽ nhạy cảm hơn khi vào nơi sáng và chói.

– Mắt bị chảy nước nhiều, xuất hiện nhiều gỉ mắt dính xung quanh mi mắt. Đôi khi khiến 2 mi mắt khó mở ra được. Người bệnh sẽ dễ gặp phải tình trạng này khi ngủ dậy.

– Thị lực bị hạn chế

– Vùng mi mắt bị sưng nề nhẹ.

– Ngoài ra khi bị bệnh, bạn có có thể sốt nhẹ. Hạch sẽ xuất hiện ở tai hoặc dưới hàm.

3. Cách điều trị đau mắt đỏ

Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, để điều trị đau mắt đỏ bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị bệnh, có các phương pháp điều trị đúng và nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể:

– Mỗi ngày vệ sinh mắt bằng nước nước muối sinh lý từ 3 – 5 lần.

– Có sự bảo vệ mắt trước các tác nhân gây bệnh như ánh sáng, bụi bẩn.

– Khống chế dùng tay để chạm vào mắt.

Đau mắt đỏ có lây không

Nhỏ mắt bằng nước muôi sinh lý dành cho mắt sẽ giúp virus bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng lành

Nếu mắt gây khó chịu quá nhiều, các triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Tại đây các bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng sinh và kháng viêm đường uống hoặc đường bôi để phòng ngừa mắt bị bội nhiễm và hạn chế các triệu chứng gây khó chịu

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã điều trị và tư vấn nhiều lời khuyên hữu ích để điều trị nhiều ca đau mắt đỏ nặng. Nếu bạn bị đau mắt đỏ, đừng nên mua thuốc chữa khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và tư vấn đúng cách.

4. Nên ăn và tránh ăn gì khi bị đau mắt đỏ

Bị đau mắt đỏ sẽ khiến người bệnh rất khó chịu ở mắt. Tuy là bệnh lành tính và có thể tự hết nếu biết cách chăm sóc, nhưng để bệnh không kéo dài, người bệnh cần ăn uống đúng cách. Bạn cần tạm thời tránh ăn những thực phẩm như:

– Thực phẩm có tính tanh như cá, tôm, ốc

– Tránh ăn rau muống bởi rau muống gây ra ghèn

– Tránh mỡ động vật.

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bệnh nhanh khỏi.

– Rau xanh, cà rốt, các loại ớt chuông.

– Dầu các và các chất chống oxi hóa hoặc các loại quả chống oxi hóa

– Các loại hoa quả mọng nước như cam, bưởi, việt quất

5. Cách để đau mắt đỏ không làm phiền đến bạn

Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan, bởi vậy chúng ta luôn phải có cách phòng tránh:

– Luôn giữ hai bàn tay sạch sẽ bằng các sản phẩm rửa tay chuyên dụng.

– Đeo đồ bảo hộ cho mắt như kính râm, mũ khi đi ra nơi ô nhiễm, khói bụi.

– Rửa nước Natri clorid 0,9% mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn.

– Luôn sử dụng các sản phẩm cho mắt sạch sẽ và còn hạn sử dụng

 

Đau mắt đỏ có lây không

Không đưa tay lên mắt để tránh lây lan vi khuẩn

 

Nếu trong nhà hay trong môi trường sống chung có người bị bệnh, cần phải cách ly người bệnh và có những biện pháp sau để phòng tránh.

– Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, kính mắt, chậu rửa, bát đũa,…

– Luôn đeo khẩu trang và kính khi tiếp xúc

– Rửa tay sạch bằng nước chuyên dụng sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc.

Bên cạnh những cách kể trên, bạn nên đến bệnh viện uy tín để kiểm tra mắt định kỳ để phòng bệnh chủ động, bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe như ý.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ mang đến chất lượng cũng như dịch vụ y tế công nghệ cao, cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm. Đến với Thu Cúc bạn sẽ được thăm khám, xác định chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tiết kiệm chi phí cho bệnh đau mắt đỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital