Bệnh co giật động kinh có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đây là một trong số các bệnh thần kinh nhiều người mắc phải nhất. Vậy bệnh này có chữa được không? Có thể điều trị dứt điểm không? Đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về co giật động kinh nhé.
Menu xem nhanh:
1. Co giật là bệnh gì?
Chứng co giật nhiều người thường nhắc đến là bệnh động kinh. Bệnh xảy ra khi dòng điện chạy trong não bị xáo trộn đột ngột và không kiểm soát được. Các dạng của co giật sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí xuất hiện cơn co giật. Thông thường, các cơn co giật thường kéo dài khoảng 30 giây đến 2 phút. Trường hợp cơn co giật của bệnh nhân kép dài trên 5 phút thì cần phải được đưa đi cấp cứu ngay.
Theo thống kê, cứ khoảng 50 triệu người thì sẽ có 2,4 triệu người mắc bệnh này mỗi năm. Co giật động kinh xếp thứ 4 trong những bệnh thần kinh thường gặp nhất: sau đau nửa đầu, đột quỵ và Alzheimer.
2. Đối tượng có nguy cơ cao bị co giật
Bệnh co giật động kinh khá phổ biến và các đối tượng đều có thể bị mắc phải. Đây là các yếu tố nguy cơ gây ra cơn co giật:
– Các em bé bị sinh non, bé bị co giật trong tháng đầu tiên sau khi sinh
– Các em bé có khu vực não bất thường sau khi sinh
– Xuất huyết não, các mạch máu não không ổn định
– Thiếu oxy lên não, tổn thương não nghiêm trọng
– Các khối u não, áp xe, viêm màng não, viêm não, bại não và tắc nghẽn động mạch
– Bị chấn thương ở vùng đầu, động kinh sẽ xảy ra ở vài ngày đầu sau chấn thương
– Gia đình có tiểu sử bị động kinh hoặc cơn sốt kéo dài gây ra co giật
– Bệnh Alzheimer, hội chứng tự kỷ
– Sử dụng ma túy
3. Các dấu hiệu khi bị co giật động kinh
Co giật động kinh có hai dạng chính là co giật cục bộ và co giật toàn diện. Ở một số bệnh nhân, ban đầu là co giật cục bộ nhưng không được điều trị kịp thời dẫn đến co giật toàn diện. Ở mỗi dạng bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau khi bị lên cơn động kinh.
3.1 Bệnh co giật cục bộ
Cơn động kinh sẽ xuất hiện khi 1 phần nào đó trong não hoạt động bất thường. Vì thế, biểu hiện co giật chỉ xuất hiện trên một vài bộ phận của cơ thể.
– Co giật đơn giản: Bệnh nhân có thể bị co giật ở một phần của cơ thể, 5 giác quan có biểu hiện khác thường. Triệu chứng là chóng mặt, đau dạ dày, tâm trạng sợ sệt không rõ nguyên nhân,…
– Co giật phức tạp: Khi lên cơn động kinh, người bệnh hoàn toàn mất ý thức. Một số biểu hiện thường gặp là: mắt nhìn chằm chằm, vô thức lặp đi lặp lại các hành động,… Khi tỉnh lại người bệnh sẽ không nhớ những gì vừa xảy ra.
3.2 Bệnh co giật toàn diện
Co giật toàn diện xảy ra khi tất cả não bộ bị ảnh hưởng. Dạng co giật này sẽ khiến bệnh nhân bị ngã quỵ và mất ý thức. Toàn bộ cơ thể bệnh nhân căng cứng trong khoảng 1 phút đầu sau đó bắt đầu co giật giữ dội. Cuối cùng, người bệnh sẽ đi vào trạng thái ngủ sâu (hôn mê).
Trong lúc đang co giật, một vài tai nạn có thể xảy ra với người bệnh như tự cắn lưỡi, tiểu không tự chủ.
4. Vậy bệnh co giật có chữa được không?
Với mức độ nghiêm trọng của co giật do động kinh, chắc hẳn nhiều bạn cũng thắc mắc rằng: Liệu bệnh này có chữa khỏi được không?
Nói chung, với sự phát triển của y học hiện nay, bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên khả năng chữa được dứt điểm còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
4.1 Khả năng khỏi bệnh theo đối tượng
– Đối với trẻ em, nếu bé mắc bệnh do chấn thương sản khoa hoặc ngạt não mà được điều trị ngay thì cơ hội khỏi bệnh là rất cao.
– Đối với những người mắc bệnh do di truyền hoặc không có nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
4.2 Khả năng khỏi bệnh theo bệnh lý
Thông thường, người bị co giật do động kinh mất khoảng 2 – 3 năm điều trị thuốc thì mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người nhà phải cùng kết hợp với bác sĩ để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
Nếu như tình trạng bệnh quá nặng, nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật. Hiệu quả của phương pháp này cao và không ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác.
5. Làm thế nào để kiểm soát các cơn co giật?
Khi các cơn co giật xảy ra, não bộ và hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh cần được theo dõi sát sao từ bác sĩ và người nhà.
5.1 Lưu ý với bệnh nhân
– Người bệnh nên hạn chế các hoạt động kích thích động kinh như thiếu ngủ, trò chơi điện tử, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện,…
– Những người bị bệnh co giật do bệnh lý thì nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, các chỉ số liên quan. Ví dụ như người mắc bệnh tiểu đường thì phải quan sát lượng đường trong máu để điều chỉnh cho phù hợp.
– Quan trọng nhất là bạn phải điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc chống co giật theo liều lượng phù hợp. Nếu tuân thủ đúng thì hoàn toàn có thể hạn chế được cơn co giật xảy ra. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.
– Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân nên thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh. Hãy thông báo tình trạng bệnh của bạn cho mọi người xung quanh, bạn bè để khi bạn có dấu hiệu họ có thể giúp đỡ và hạn chế những tai nạn không may xảy ra.
5.2 Lưu ý với gia đình và người xung quanh
– Đối với người xung quanh, khi gặp bệnh nhân co giật bạn cần bình tĩnh và sơ cứu giúp họ. Cho họ nằm nghiêng, kê gối dưới đầu và tạo không gian thoải mái cho người bệnh.
– Ngoài ra, chúng ta có thể đưa đồ vật vào miệng để tránh cho người bệnh bị cắn vào lưỡi.
Bệnh co giật do động kinh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có khả năng khỏi bệnh. Bệnh nhân và gia đình cần phối hợp tích cực với bác sĩ trị liệu để có thể rút ngắn thời gian trị bệnh và đạt hiệu quả tốt nhất.