Ung thư đại tràng hiện đang là một trong 4 loại ung thư gây tử vong nhiều nhất ở người. Do đó, tầm soát ung thư đại tràng đang ngày càng được đẩy mạnh trong y học. Vậy quá trình sàng lọc phát hiện sớm căn bệnh trên bao gồm những gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư đại tràng là gì? Nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư xảy ra ở đại tràng chính là phần dài nhất của ruột già. Những tế ung thư được hình thành từ những tế bào lót bên trong niêm mạc, phần lớn là do sự phát triển của các polyp bên trong đại tràng.
Sau khi các tế bào ung thư xuất hiện trên thành đại tràng, những tế bào này bắt đầu di chuyển vào trong máu hoặc hạch bạch huyết dẫn đến tình trạng ung thư bị di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Hấu hết các Polyp đại tràng đều là lành tính, tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ phát triển thành ác tính. Được chia thành 2 loại chính:
– Polyp tuyến (u tuyến): Là loại Polyp có khả năng phát triển thành ung thư nên thường được gọi là tình trạng tiền ung thư
– Polyp tăng sản và Polyp viêm: Đây là loại Polyp phổ biến, thường không có khả năng phát triển thành ung thư
2. Biểu hiện khi bị mắc ung thư đại tràng
Khi mắc ung thư đại trực tràng, bạn sẽ thường không xuất hiện những triệu chứng ngay lập tức. Trên thực tế, một số dấu hiệu của ung thư đại tràng thường bị nhầm lẫn bởi những dấu hiệu của một số bệnh lý khác như nhiễm trùng, bệnh trĩ, viêm ruột,… Quan trọng là người bệnh phải thực hiện tầm soát thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện cũng như ngăn chặn ung thư đại tràng phát triển.
Tuy nhiên nếu như xuất hiện một số vấn đề sau thì bạn cần thực hiện tầm soát ngay:
– Đi đại tiện thất thường như tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày
– Phân có hình dạng dẹt giống như lá lúa
– Cảm giác sau khi đi đại tiện nhưng vẫn chưa hết phân
– Chảy máu trực tràng kèm theo máu đỏ tươi hoặc chất nhầy chứa máu
– Phân có màu đen do bị xuất huyết tiêu hóa
– Thường xuyên bị chuột rút hoặc đau bụng
– Cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi
– Sụt cân ngoài ý muốn
3. Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng cũng như các loại ung thư khác là thường không có biểu hiện ra bên ngoài ở những giai đoạn đầu. Do đó, cách duy nhất để phát hiện sớm căn bệnh trên chính là thực hiện tầm soát ung thư. Thông thường để đạt hiệu quả cao nhất, các bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp khác nhau để thực hiện chẩn đoán.
3.1. Xét nghiệm máu đang được sử dụng phổ biến trong tầm soát ung thư đại tràng
Nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh ung thư đại tràng thường có chỉ số CEA tăng cao. Do đó, chỉ số này được coi là chỉ số chỉ điểm ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, xét nghiệm CEA không thể khẳng định 100% người khám có đang mắc ung thư đại tràng hay không. Bởi chỉ 60% số người mắc căn bệnh trên có chỉ số CEA tăng cao. Cho dù vậy, xét nghiệm CEA vẫn cho là có hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh và hỗ trợ đánh giá khả năng điều trị của người bệnh.
3.2. Thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn có trong phân
Đây là phương pháp xét nghiệm cần thiết nhằm giúp phát hiện ung thư đại tràng. Người bình thường khi đi đại tiện thì trong phân sẽ không có máu. Tuy nhiên khi mắc phải ung thư đại tràng thì tình trạng các sinh mạch tăng dẫn đến các mạch máu bị tổn thương khi có phân đi ra.
Tuy nhiên, tình trạng phân chứa máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như khối Polyp hay viêm loét đường ruột.
3.3 Nội soi là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả
Có thể nói đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao. Nội soi giúp bác sĩ có thể quan sát trực tiếp tình trạng đại tràng ở bên trong cơ thể người khám qua một dụng cụ có gắn camera trên đầu.
Nếu xuất hiện những hình ảnh bất thường nghi ngờ là ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ lấy mẫu vật để thực hiện sinh thiết hoặc trực tiếp loại bỏ khối u.
3.4. Sinh thiết
Sau khi thực hiện nội soi là phát hiện điểm bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào từ những vùng đó để thực hiện sinh thiết. Mẫu vật sau đó được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết quả.
3.5. Chụp X-quang đại tràng
Máy X-quang sẽ sử dụng tia X để cho ra những hình ảnh bên trong cơ thể mà mắt thường không thể thấy. Điều này cho phép bác sĩ có thể quan sát được sự hiện diện của những khối u nếu có.
3.6. Chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI
Hai phương pháp này giúp xác định vị trí, kích thước và đặc điểm xung quanh của khối u. Ngoài ra, chụp CT và MRI còn hỗ trợ chẩn đoán liệu ung thư đại tràng đã di căn đến các bộ phận khác hay chưa từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
4. Nên thực hiện tầm soát và sàng lọc ung thư đại tràng ở đâu?
Hiện nay, không ít những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ sàng lọc ung thư đại tràng. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cùng đủ uy tín cũng như không thể cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Vậy nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở y tế thực hiện sàng lọc ung thư đại tràng thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một gợi ý lựa chọn tốt nhất cho bạn. TCI xây dựng hệ thống bệnh viện và phòng khám với chất lượng dịch vụ y tế 5 sao:
– Trang thiết bị y tế hiện đại và luôn được cập nhật từ những nước phát triển hàng đầu trên thế giới.
– Đội ngũ y bác sĩ giỏi từ những bệnh viện lớn trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chưa bệnh.
– Không gian bệnh viện rộng rãi, thoải mái, giúp khách hàng dễ dàng di chuyển giữa các khoa phòng. TCI còn sở hữu các cơ sở tọa lạc tại những vị trí đắc địa trong nội thành Hà Nội, đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế cho toàn bộ người dân.
– Nhân viên chăm sóc khách hàng như người nhà, hướng dẫn đến từng khoa phòng nên khách hàng đến TCI không cần lo sợ bị lạc đường.
– Quy trình thăm khám được thực hiện một cách khoa học, khép kín và nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư đại tràng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân.