Phương pháp nội soi hệ tiêu hóa hiện nay đã không còn quá xa lạ. Việc nội soi giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên còn nhiều người chưa biết sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh trở lại.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm nội soi dạ dày đại tràng
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì cần tìm hiểu về khái niệm nội soi. Trong xã hội ngày nay số lượng người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa ngày càng nhiều. Chiếm tỷ lệ lớn là viêm dạ dày, đại tràng. Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần nội soi dạ dày đại tràng cho bệnh nhân.
1.1 Nội soi dạ dày
Phương pháp này được dùng để khảo sát các bệnh liên quan đến dạ dày, thực quản, tá tràng,…Trước khi thực hiện nội soi bệnh cần nhịn ăn khoảng 6 tới 8 tiếng và không uống nước. Nội soi dạ dày giúp bác sĩ có thể phát hiện dù là những tổn thương nhỏ nhất trong hệ tiêu hóa. Đây là phương pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả, chuẩn xác. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa ống soi mềm nhỏ luồn vào đường miệng của bệnh nhân. Dưới ánh đèn sẽ hiện rõ các bộ phận cần kiểm tra. Phần đầu của ống nội soi có gắn camera giúp thu hình trực tiếp. Các hình ảnh ghi nhận được sẽ chiếu lên màn hình quan sát.
1.2 Nội soi đại tràng là gì?
Để thực hiện nội soi đại tràng, người khám cần uống 3 gói Fortrans trong vòng 2 giờ đồng hồ. Sau 2 tiếng bệnh nhân sẽ buồn đi ngoài để tống sạch các chất thải trong đại tràng. Bước tiếp theo cũng tương tự như nội soi dạ dày. Tuy nhiên ống nội soi ở đây to hơn. Bác sĩ sẽ thao tác luồn ống qua hậu môn của người khám để kiểm tra các vùng đại tràng, trực tràng.
2. Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Sau khi nội soi dạ dày bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như: Chướng bụng, đau rát họng, đau bụng, khó nuốt nước bọt,….Các vấn đề này sẽ tự động giảm và mất hẳn sau đó nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy vậy sau khi nội soi dạ dày đại tràng cũng cần lưu ý đến chế độ ăn để tránh tổn thương sau khi thăm khám.
Khoảng 1 tiếng sau khi kết thúc nội soi, bệnh nhân có thể uống sữa để tránh tụt đường huyết do nhịn đói lâu. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên ăn những thức dễ tiêu hóa. Thức ăn ở dạng lỏng, mềm giúp dạ dày không phải hoạt động quá nhiều. Các món ăn thường được sử dụng nhất như:
2.1 Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Nên ăn cháo loãng
Người bệnh nên ăn cháo loãng và nguội sau khi kết thúc nội soi khoảng 2 tiếng. Nếu ăn cháo nóng và đặc sẽ khiến chướng bụng, tổn thương tới đại tràng. Những ngày tiếp theo có thể đổi thực đơn sang các loại cháo bổ dưỡng khác như: Cháo thịt, cháo hạt sen, cháo cá,…
2.2 Trứng gà
Nếu bạn vẫn còn chưa biết sau nội soi dạ dày đại tràng nên ăn gì thì đó là trứng. Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phục hồi của cơ thể. Các loại vitamin cùng hàm lượng lớn magie, kẽm trong trứng gà là nguồn dưỡng chất không thể thiếu cho người bệnh. Tuy rất tốt nhưng bạn cũng nên bổ sung trứng gà một cách hợp lý. Ăn quá nhiều trứng gà cũng sẽ gây gánh nặng cho dạ dày.
2.3 Các loại trái cây tươi
Các loại trái cây cung cấp rất nhiều loại vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Sau khi thực hiện nội soi đại tràng dạ dày cần bổ sung trái cây để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn các loại hoa quả có vị chua vì sẽ gây kích thích dạ dày đại tràng trong quá trình phục hồi.
3. Những thực phẩm nên tránh sau khi thực hiện nội soi
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho cơ thể thì nhiều loại thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa. Vì vậy mọi người cần hết sức chú ý tới vấn đề này đặc biệt là những người mới nội soi. Để dạ dày mau chóng phục hồi nên tránh các loại thực phẩm như:
3.1 Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Tránh ăn các thực phẩm lạnh
Các thực phẩm đông lạnh như: Kem, đá kích thích nhiều tới dạ dày, đại tràng. Đối với các loại thực phẩm này nên ăn số lượng vừa phải và không nên ăn nhiều một lúc.
3.2 Các thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay rất kích thích vị giác tuy nhiên chúng là nỗi sợ hãi của dạ dày. Chúng còn là tác nhân gây ảnh hưởng tới các niêm mạc dạ dày.
3.3 Đồ ăn chua, chứa hàm lượng muối cao
Các loại hoa quả như: Bưởi, xoài, mận,..được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên chất acid trong các loại quả không chỉ không tốt cho dạ dày mà còn khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Các món: Dưa chua, cà muối cũng nên tránh ăn nhiều.
3.4 Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ luôn là một trong những loại thực phẩm cần hạn chế ăn ngay cả với những người khỏe mạnh. Nếu đang có bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, dạ dày bạn cần hạn chế lượng mỡ bổ sung vào cơ thể để cản trở hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh luôn phải nhai kỹ trước khi nuốt. Không ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá no. Mọi người nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa cách nhau khoảng 3-5 tiếng. Như vậy để giảm tải hoạt động của dạ dày.
3.4 Các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, nước ngọt hoặc các chất kích thích là điều cấm kỵ với các bệnh nhân mới thực hiện nội soi dạ dày đại tràng. Các độc tố trong các đồ uống có cồn gây phá hủy niêm mạc đại tràng gây tổn thương cục bộ sau khi sử dụng.
Ngoài việc chú ý tới chế độ ăn uống hợp lý để giúp dạ dày, đại tràng nhanh chóng phục hồi thì người bệnh cũng cần chú ý tới những thay đổi bất thường của cơ thể. Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các biểu hiện như: Sốt cao, lạnh, run, đau bụng, nôn mửa, xuất huyết, đau ngực,…
Trên đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi chưa biết sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Bạn cần tuân thủ theo các lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.