Menu xem nhanh:
1. Áp xe vú là gì?
Áp xe vú là sự hình thành của các ổ viêm sâu trong tuyến vú do vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu và liên cầu. Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới trong thời kỳ sinh sản, cho con bú, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Nguyên nhân áp xe vú
Nguyên nhân gây áp xe vú được nhiều giả thuyết đưa ra là do sự bất thường xảy ra ở dòng chảy của tuyến sữa. Theo cơ chế hoạt động thông thường, sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.
Nhưng vì một 1 lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (gây chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết.
Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Một số trường hợp dễ bị áp xe vú sau khi sinh như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa; mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch,…
3. Triệu chứng của áp xe vú
Bình thường, vi khuẩn ở trên da không gây bệnh nhưng khi cơ thể giảm sức đề kháng, núm vú bị trầy xước, chúng sẽ xâm nhập gây viêm rồi áp-xe. Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh.
Ở giai đoạn viêm: Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu,mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay.Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau.
Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.
Giai đoạn tạo thành áp-xe: Tùy từng trường hợp mà người bệnh có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước,da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.
Trường hợp ổ áp-xe nằm ở sâu thì da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Nếu ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ.
4. Biện pháp chẩn đoán bệnh áp xe vú
Để chẩn đoán về tình trạng áp xe vú, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên về sản khoa để thăm khám và thực hiện các bước kiểm tra.
Thực hiện chẩn đoán của áp xe vú bắt đầu với việc bệnh sử toàn thân bao gồm các triệu chứng và hoàn thành một cuộc kiểm tra cơ thể mà tập trung vào ngực. Áp xe vú thường có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể.
Các xét nghiệm có thể được thực hiện gồm Công thực máu(CTM).
CTM là một xét nghiệm máu để đo số lượng các loại tế bào máu, bao gồm cả các tế bào máu trắng (bạch cầu). Các loại bạch cầu tăng về số lượng theo những cách đặc trưng trong quá trình lây nhiễm viêm của áp xe vú. Nuôi cấy và kiểm tra kháng sinh đồ (C và S) cũng có thể được thực hiện. Điều này liên quan đến việc dùng một mẫu sữa mẹ bên vú bị ảnh hưởng trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này xác định loại vi khuẩn gây ra áp xe vú, cũng như các kháng sinh sẽ có hiệu quả nhất trong việc xử trí nó.
5. Áp xe vú điều trị thế nào?
Xử trí áp xe vú bao gồm thuốc và có thể phẫu thuật để dẫn lưu mủ thoát ra ngoài.
Bước đầu tiên trong hỗ trợ điều trị áp-xe vú là ngăn ngừa sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh bằng cách: Duy trì tốt vệ sinh cá nhân với thường xuyên rửa tay, tắm rửa cơ thể bằng xà phòng và nước. Đối với những phụ nữ đang cho con bú cần giữ sạch núm vú trước và sau mỗi kỳ cho con bú, phát hiện ngay bất cứ triệu chứng của bệnh viêm vú hoặc áp-xe vú.
– Với các trường hợp áp xe do vi khuẩn thường được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hỗ trợ điều trị bao gồm nghỉ ngơi, uống tăng nước, bảo đảm dinh dưỡng tốt và sử dụng một khăn ấm áp cho vú và vùng bị viêm.
– Phụ nữ cho con bú có thể phải ngưng cho con bú bên vú bị ảnh hưởng cho đến khi áp xe vú và nhiễm trùng khỏi hoàn toàn. Điều này thường đòi hỏi phải hút sữa từ vú bị bệnh vì vậy nó không bị căng sữa và cho con bú chỉ từ vú kia. Thuốc giảm đau chỉ nên được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Đối với các trường hợp có nhiều ổ áp xe, áp xe nằm sâu thì các biện pháp hỗ trợ điều trị bao gồm chích rạch hoặc trổ chỗ vú bị áp-xe chảy dịch mủ ứ đọng. Các phương pháp này được gọi là một vết mổ dẫn lưu.
– Bước đầu tiên trong hỗ trợ điều trị áp xe vú là ngăn ngừa sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh. Phòng ngừa bao gồm duy trì tốt vệ sinh cá nhân với thường xuyên rửa tay, tắm rửa cơ thể bằng xà phòng và nước. Điều quan trọng là những phụ nữ đang cho con bú giữ sạch núm vú của họ trước và sau mỗi kỳ cho con bú, phát hiện ngay bất cứ triệu chứng của bệnh viêm vú hoặc áp xe vú.
– Áp xe vú thường gây ra bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn và được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hỗ trợ điều trị bao gồm nghỉ ngơi, uống tăng nước, bảo đảm dinh dưỡng tốt và sử dụng một khăn ấm áp cho vú và vùng bị viêm.
Phụ nữ cho con bú có thể phải ngưng cho con bú bên vú bị ảnh hưởng cho đến khi áp xe vú và nhiễm trùng khỏi hoàn toàn. Điều này thường đòi hỏi phải hút sữa từ vú bị bệnh vì vậy nó không bị căng sữa và cho con bú chỉ từ vú kia. Thuốc giảm đau chỉ nên được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong một số trường hợp, hỗ trợ điều trị áp xe vú là có thể bao gồm chích rạch hoặc trổ chỗ vú bị áp xe chảy dịch mủ ứ đọng, điều này được gọi là một vết mổ dẫn lưu.