5 xét nghiệm STDs bệnh tình dục phổ biến hiện nay

Tham vấn bác sĩ

Xét nghiệm STDs nhằm xác định cụ thể loại bệnh lây qua đường tình dục mà người bệnh đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ đưa ra được lời khuyên và phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh. Qua bài viết sau đây hãy tìm hiểu về top 5 xét nghiệm STDs – các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến hiện nay!

1. Tổng quan về bệnh STDs

1.1 Định nghĩa về bệnh STDs

STDs là tên gọi chung của các căn bệnh có khả lây nhiễm cao qua đường tình dục. Nguồn cơn của những căn bệnh này bắt nguồn từ một số loại vi khuẩn/virus ký sinh. Chúng sẽ lây truyền từ người có virus sang người khác khi hai người quan hệ.

STDs là những bệnh lây qua đường tình dục

STDs – chỉ chung các bệnh lây qua đường tình dục

Ngoài con đường này, bệnh STDs còn lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh vào các vết thương hở của người bình thường. STDs là tên gọi chung cho các bệnh lây qua đường tình dục, do đó triệu chứng bệnh lý cũng rất đa dạng, dưới đây là một số biểu hiện phổ biến:

– Cơ quan sinh dục bị chảy dịch kèm sưng đau, xung quanh đó bị nổi mụn, sưng tấy phù nền, tiểu buốt, tiểu rắt diễn ra thường xuyên.
– Cơ quan bộ phận sinh dục của nam giới có dịch hoặc chảy mủ.
– Âm đạo, vùng kín thường có biểu hiện lạ ví dụ khí hư nhiều có màu và mùi lạ, hôi và khó chịu…
– Nữ có thể bị đau rát khi thực hiện quan hệ giao hợp.
– Bệnh cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng như: sốt phát ban khắp cơ thể, bị đau bụng dưới kéo dài, đau xương chậu…

1.2 Nguyên nhân gây STDs

1.2.1. Quan hệ tình dục không an toàn

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng mắc các bệnh STDs. Không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người, khiến khả năng lây nhiễm rất cao, tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể từ những vị trí nhạy cảm nhất. Một số trường hợp quan hệ qua miệng cũng không dùng bao thì khả năng bị mắc bệnh tình dục cũng cao tương đương với cách quan hệ bình thường.

1.2.2. Dùng chung kim tiêm với nhau

Kim tiêm là vật tiếp xúc trực tiếp với các tế bào máu trong cơ thể, do đó khi dùng chung kim tiêm khả năng lây bệnh còn cao hơn khi quan hệ. Khi này những máu chứa virus bệnh sẽ được bơm trực tiếp vào cơ thể người bình thường. Bên cạnh đó, dùng chung kim tiêm còn dễ mắc các bệnh khác như viêm gan B, viêm gan C.

1.2.3. Mẹ truyền sang con khi sinh đẻ

Một nguyên nhân cũng rất phổ biến là lây nhiễm các bệnh STDs qua đường mẹ truyền sang con. Mẹ bầu bị nhiễm các loại bệnh lý tình dục, nếu không được thăm khám và tư vấn cụ thể thì rất dễ ảnh hưởng đến con. Không chỉ lây bệnh sang thai nhi mà còn có thể khiến con mắc một số biến chứng nguy hiểm của bệnh.

2. Top 5 xét nghiệm cần làm khi nghi ngờ bị STDs

2.1. Xét nghiệm STDs – Chlamydia

Chlamydia là một trong các loại virus đứng đầu danh sách bệnh STDs. Bệnh này thường khó phát hiện do rất ít dấu hiệu nhận biết. Thời gian ủ bệnh thường từ 1 – 3 tuần, nếu người bệnh bị nhẹ thì có thể qua khỏi nhanh chóng.

Xét nghiệm STDs

Chlamydia có rất ít dấu hiệu nhận biết nên xét nghiệm để biết chính xác hơn

Các dấu hiệu và triệu chứng của Chlamydia có thể bao gồm: đi tiểu đau, đau bụng dưới tần suất nhiều, dịch âm đạo ở phụ nữ có biểu hiện bất thường, chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh, đau sưng tinh hoàn… Xét nghiệm STDs – Chlamydia sẽ được thực hiện qua mẫu vật từ nước tiểu, hoặc có thể đưa tăm bông bên trong dương vật ở nam giới hoặc cổ tử cung của nữ giới để lấy dịch.

2.2. Xét nghiệm STDs – Bệnh lậu

Bệnh lậu cũng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đường sinh dục mà dễ gặp dễ lây hiện nay. Các vi khuẩn bệnh lậu cũng có thể dễ dàng sinh sôi phát triển trong miệng, cổ họng, mắt và hậu môn. 10 ngày đầu sau khi bị bệnh, chúng ta mới có thể quan sát được dấu hiệu. Các triệu chứng phổ biến của bệnh lậu như: dương vật và âm đạo chảy máu bất thường, tiết dịch đặc và bị đục, tiểu rát, đau sưng tinh hoàn hoặc ngứa hậu môn…

Tương tự với Chlamydia, xét nghiệm STDs – bệnh lậu cũng cần lấy mẫu nước tiểu và dịch trong dương vật và dịch cổ tử cung.

2.3. Xét nghiệm bệnh giang mai

Giang mai là bệnh tình dục khá nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như da, niêm mạc và thậm chí là cả não và tim. Dấu hiệu của bệnh này thường biểu hiện khác nhau trong 3 giai đoạn bị bệnh. Giang mai rất khó trị dứt điểm, chúng thường tiềm ẩn trong cơ thể, nhiều khi xét nghiệm máu dương tính nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu bệnh.

Xét nghiệm giang mai

Giang mai có biến chứng nguy hiểm nên sớm xét nghiệm để đều trị

Giai đoạn đầu, người bị giang mai thường thấy xuất hiện vùng nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, lưỡi và môi hoặc có thể là trực tràng. Khi bệnh trở nặng, dấu hiệu phổ biến thường thấy là cơ thể bị phát ban đỏ hoặc nâu, người bệnh sốt cao, có thể tê liệt, gây sa sút trí tuệ và thậm chí là mù mắt. Để xét nghiệm STDs – giang mai, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ các vết loét sinh dục của người bệnh. Các mẫu này sẽ được kiểm tra phân tích trong phòng thí nghiệm.

2.4. Xét nghiệm bệnh Herpes 1 và 2

Herpes được xem là một trong các bệnh tình dục có tốc độ lây lan nhanh nhất. Virus Herpes Simplex (HSV) xâm nhập rất nhanh vào cơ thể thông qua các vết thương hở hoặc màng nhầy. Đa số người bị Herpes đều không biết mình đã mắc bệnh, vì bệnh này không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng. Khi phát hiện ra thì người bệnh đã mắc Herpes ở giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Một số dấu hiệu của Herpes như: xuất hiện các vết sưng nhỏ màu cam, xuất hiện mụn nước hay các vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn và một số khu vực xung quanh… Giai đoạn đầu của Herpes sẽ khá giống bị cảm cúm.

Xét nghiệm STDs – Herpes sẽ có phần phức tạp hơn các bệnh phía trên. Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bằng một mô nhỏ hoặc mụn nước, vết loét để kiểm tra. Xét nghiệm này sẽ phát hiện được nhiễm trùng Herpes trong quá khứ.

Một số xét nghiệm máu còn có thể phân tích được hai loại virus Herpes chính: Loại 1 thường gây ra loét lạnh, loại 2 thường gây ra loét ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiện, xét nghiệm Herpes khá phức tạp và khó, thường xuất hiện sai số và hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

2.5. Xét nghiệm HIV 1 và 2

Nhắc đến xét nghiệm STDs không thể không kể tới HIV. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đã hủy hoại hệ thống miễn dịch của nhiều người khi vào giai đoạn trở nặng. Cụ thể, bệnh HIV thường cản trở khả năng đề kháng lại virus, vi khuẩn và nấm bệnh. Sau đó, dẫn đến bệnh AIDS mãn tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

HIV thường không có triệu chứng cụ thể

HIV thường không có triệu chứng cụ thể

HIV thường không có triệu chứng cụ thể khi mới nhiễm ban đầu. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh vẫn xuất hiện các dấu hiệu như bệnh cảm cúm từ 2 đến 6 tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Nhìn chung triệu chứng của HIV không rõ ràng nên để phát hiện bệnh buộc phải xét nghiệm. Đối với xét nghiệm HIV, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu hoặc nước bọt, và được xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm. Virus HIV hiện có hai loại đều có thể phân biệt được qua xét nghiệm. Loại HIV số 1 được tìm thấy trên toàn thế giới, còn loại số hai chủ yếu ở Châu Phi và đang lan sang châu Mỹ.

Các bệnh lây qua đường tình dục đa số sẽ không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Vì thế việc xét nghiệm STDs để sớm tìm ra bệnh và điều trị là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời nếu chủ động xét nghiệm còn giúp hạn chế và ngăn chặn sự lây lan của bệnh ra cộng đồng

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital