Mũi tiêm ngừa HPV ở tuổi dậy thì giúp trẻ phòng bệnh từ sớm, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Cha mẹ không nên trì hoãn, bỏ qua việc chích HPV cho trẻ ở vị tuổi thành niên.
Menu xem nhanh:
1. Thời điểm chích HPV
Trẻ ở tuổi dậy thì, cụ thể là từ 9 đến 15 tuổi – là giai đoạn phát triển quan trọng về tầm vóc và nhận thức. Đồng thời đây cũng là bước đệm quan trọng để trẻ trở thành người lớn về sau. Tâm sinh lý trẻ lúc này thường bướng bỉnh, nổng nổi, thích độc lập và nhạy cảm hơn.
Do đó, cha mẹ cần có kiến thức để đồng hành cùng con trong quá trình phát triển tâm sinh lý, đồng thời giúp con phòng bệnh bằng vacxin. Trong đó tiêm ngừa HPV và việc làm cần thiết, bởi virus HPV là tác nhân gây ra bệnh lây qua đường tình dục ở cả hai giới và bệnh ung thư nguy hiểm gồm:
– Ung thư dương vật.
– Ung thư hậu môn.
– Ung thư âm hộ và âm đạo.
Chích HPV được khuyến cáo tiêm cho bé gái và phụ nữ, bé trai và nam giới thuộc độ tuổi từ 9 đến 26. Hơn nữa, để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu của vacxin thì nên tiêm trước 26 tuổi và chưa có hoạt động tình dục.
2. Vì sao cha mẹ nên chủ động dự phòng hpv cho con sớm?
2.1. Tình trạng nhiễm HPV đang có xu hướng trẻ hóa
Chuyên gia y tế cho biết xu hướng nhiễm HPV đang trẻ hóa và tăng ở người trẻ. Lý do là thực trạng quan hệ tình dục ở độ tuổi nhỏ ngày càng nhiều và hình thức quan hệ ngày nay càng đa dạng giữa các giới.
HPV chính là mối lo ngại đáng được quan tâm với con trẻ bước vào tuổi dậy thì nhưng rất nhiều phụ huynh lại không hề hay biết. Đặc biệt, nhiều cha mẹ tưởng rằng chỉ nữ giới mới bị nhiễm HPV, còn nam giới thì không. Đây là một lầm tưởng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bỏ qua mũi tiêm ở trẻ, nhất là những gia đình có bé trai. Nhưng thực tế thì virus HPV gây nguy hiểm cho tất cả giới, không phân biệt nam hay nữ.
Như vậy, chích HPV có thể thực hiện sớm cho trẻ từ 9 tuổi, trở thành cách phòng bệnh hiệu quả cho nhóm tuổi trước khi bước vào giai đoạn dậy thì và quan hệ tình dục lần đầu.
2.2. Chích HPV giúp tránh lây nhiễm một cách âm thầm, không triệu chứng
Đến nay, vẫn còn nhiều người cho rằng virus HPV chỉ lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, không phải chỉ những người từng có lịch sử quan hệ tình dục mới nhiễm HPV. Rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên lẫn người chưa quan hệ tình dục vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là do:
– Vô tình dùng chung hoặc tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm virus HPV (khăn, quần lót…)
– Vệ sinh vùng sinh dục kém nên tự nhiễm bệnh.
– Lây truyền từ người mẹ sang con lúc sinh đẻ.
Bên cạnh đó, người nhiễm HPV ban đầu không có triệu chứng. Việc nhận biết, phát hiện bản thân mắc bệnh và điều trị kịp thời là rất khó. Tình trạng nhiễm virus trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tổn thương không hồi phục hoặc tiến triển thành ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, vòm họng, âm đạo,…).
Dó đó, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Cha mẹ nên chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe con trẻ ngay từ khi khỏe mạnh.
2.3. Chích HPV đạt hiệu quả cao ở “tuổi vàng”
Độ tuổi vàng cần thực hiện dự phòng bệnh bằng vacxin là từ 9 tuổi đến 14 tuổi.Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) và Bộ Y tế Việt Nam đều khuyến cáo trẻ từ 9 tuổi, trước giai đoạn có quan hệ tình dục có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên.
Ở trẻ vị thành niên, chích HPV đạt hiệu quả trong việc sinh kháng thể tốt, ngăn lây nhiễm bệnh trước khi phát sinh hành động quan hệ tình dục lần đầu tiên. Trẻ cũng có nồng độ kháng thể bảo vệ cao hơn lứa tuổi lớn hơn.
Hiện nay, vẫn có nhiều cha mẹ lo lắng tiêm vacxin sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, khả năng dậy thì hoặc khiến trẻ có xu hướng tò mò về giới tính. Từ đó dẫn đến việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ. Chính sự lo lắng dư thừa” này đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ trong tương lai.
2.4. Tiêm ít liều và tiết kiệm chi phí
Hiện nay, vacxin HPV được tiêm chủng rộng rãi gồm 2 loại:
– Vacxin Gardasil (Mỹ): chỉ tiêm cho nữ giới, liều tiêm cơ bản gồm 3 mũi trong 6 tháng.
– Vacxin Gardasil 9 (Mỹ): tiêm được cho cả nam và nữ. Với nhóm đối tượng từ 9-14 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi sẽ đảm bảo miễn dịch bảo vệ tối ưu. Còn với nhóm đối tượng từ 15-26 tuổi thì cần tiêm 3 mũi mới đảm bảo hiệu quả của vacxin.
3. Các cách dự phòng khác
Không có biện pháp nào là bảo vệ tuyệt đối hoàn toàn. Bên cạnh đăng ký chích HPV thì cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ một số cách dự phòng kết hợp để bảo vệ bản thân hiệu quả
– Tập thói quen ngủ sớm, đủ giấc và không thức khuya.
– Đảm bảo bữa ăn hàng ngày luôn đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Không ăn nhiều đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ nhiều muối,…
– Hình thành và duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Nên dành ra ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng hoặc bộ môn thể thao yêu thích, vừa sức.
– Duy trì cân nặng phù hợp, tránh để bị béo phì.
– Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như thuốc lá.
– Cùng con đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra, theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của bản thân.
Chích HPV sớm để dự phòng bệnh là “hành trang” quan trọng đối với trẻ trong tuổi dậy thì. Điều này giúp trẻ tự tin và khỏe mạnh bước vào đời. Từ 9 đến 14 tuổi là “độ tuổi vàng” để chủng ngừa mà cha mẹ nên lưu ý, tránh trì hoãn lịch dẫn tới bỏ sót mũi tiêm quan trọng này. Dù là bé trai hay bé gái cũng cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, từ đó tạo nên một cộng đồng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh về sau.