Tiêm phòng cho bé là một trong những biện pháp phụ huynh nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe của con em mình. Ngoài việc giúp ngăn ngừa những nguy cơ nhiễm bệnh, việc làm này còn giúp giảm tình trạng trẻ phải đối mặt với những biến chứng bệnh nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Lý do cần tiêm phòng cho bé đầy đủ
Tiêm chủng là hoạt động đưa vắc xin vào cơ thể để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Các kháng thể sinh ra sau khi tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng, tạo lá chắn bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi sự tấn công và đe dọa của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Tiêm phòng vắc xin còn làm giảm biến chứng, di chứng và giảm tối đa sự nguy hiểm tới tính mạng khi mắc bệnh. Đây là cách đơn giản nhất để bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm bởi:
– Trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và dễ bùng phát dịch.
– Các bệnh truyền nhiễm dễ lây nhiễm từ nhiều con đường khác nhau như: đường hô hấp, từ mẹ sang con…
Khi chủ động tiêm phòng sẽ giúp giảm gánh nặng về kinh tế, tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế. Đồng thời, khi tránh được các bệnh truyền nhiễm, trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật gây ảnh hưởng đến thể chất và trí não. Nhờ đó góp phần bảo vệ nguồn nhân lực khỏe mạnh cho đất nước trong tương lai.
2. Thời điểm tiêm tốt nhất và lịch tiêm phòng cho bé
2.1. Vacxin viêm gan B – Một trong số vacxin cần tiêm phòng cho bé khi vừa chào đời
Viêm gan B do virus HBV gây nên đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Đây là nguyên nhân dẫn tới các trường hợp ung thư gan nguyên phát. Quá trình lây truyền virus HBV từ mẹ sang con có thể diễn ra từ trong lúc sinh hoặc ngay sau sinh. Ngoài ra, trẻ có thể lây nhiễm virus HBV khi da, niêm mạc của trẻ bị tổn thương và có tiếp xúc với người có chứa virus.
Nhiễm HBV ở độ tuổi càng sớm thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan càng cao. Vì vậy, phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV là tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để vắc xin giúp cho cơ thể tạo ra sức đề kháng chống lại virus HBV, bảo vệ trẻ không bị virus xâm nhập.
2.2. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Bệnh lao ở trẻ em đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong lên tới 80%. Bên cạnh việc ảnh hưởng tới tính mạng, trẻ còn có nguy cơ đối diện với các di chứng nặng nề như: Tổn thương đa cơ quan, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần…
Tiêm phòng lao không chỉ giúp trẻ phòng tránh được những tác nhân gây bệnh phức tạp, hạn chế biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tương lai của trẻ.
3. Cách để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng cho bé
3.1. Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm phòng cho bé
Để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị:
– cần mang theo sổ tiêm chủng dễ theo dõi các mũi tiêm đã thực hiện tiêm trước đó.
– Thông báo trước với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ như: Cân nặng; tình trạng ăn uống có bình thường hay không; trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì; loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị trong vòng 3 tháng gần đây; tiền sử vacxin tiêm của trẻ; có từng dị ứng với loại thuốc nào…
– Cấn cho tre tới địa điểm tiêm trước 30 phút, không cho trẻ bú quá no hoặc quá đói. Bởi có thể dễ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau tiêm.
3.2. Phản ứng có thể gặp sau khi tiêm phòng cho bé
Sau khi vừa tiêm chủng xong, nên cho trẻ nán lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng bất thường xảy ra.
Tiếp tục theo dõi sức khỏe trẻ tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm chủng về tình trạng chung, tinh thần, ăn uống, nhịp thở, nhiệt độ, phản ứng tại chỗ tiêm…
Một số phản ứng phụ trẻ có thể gặp sau khi tiêm vacxin đa số là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi tiêm gồm các triệu chứng như: Mẩn ngứa, đau, sưng đỏ tại vị trí vết tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 38.5 độ C và một số triệu chứng khác như (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn…).
Phản ứng nặng sau tiêm có thể xảy ra bao gồm:
– Sốc phản vệ.
– Sưng đỏ và đau lan rộng tại vị trí tiêm kéo dài.
– Chảy dịch hoặc chảy máu tại vị trí tiêm.
– Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì và hôn mê sâu.
– Khó thở, thở khò khè tím tái.
– Đau quặn bụng, đại tiểu tiện không tự chủ.
– Mạch đập nhanh.
Nếu trẻ có xuất hiện những triệu chứng nặng như trên cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để can thiệp điều trị và xử lý các phản ứng kịp thời.
4. Một số mũi tiêm phòng các cần tiêm cho trẻ
Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng lao và viêm gan B ngay sau khi sinh, phụ huynh nên thực hiện tiêm chủng đúng lịch để bảo vệ sức đề kháng của trẻ:
– Ở thời điểm 2 – 3 – 4 tháng tuổi trẻ cần được tiêm các vacxin phòng bệnh như: Ho gà – bạch hầu – uốn ván, bại liệt, viêm tai giữa do vi khuẩn phế cầu…
– Từ 6 tháng tuổi cần tiêm phòng bệnh cúm mùa, viêm màng não mô cầu.
– Từ 9 tháng tuổi trẻ cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản…
– Từ 12 tháng tuổi trở lên cần bổ sung ít nhất 6 loại vacxin trong đó có các loại vacxin rất quan trọng như thủy đậu, viêm màng não Nhật bản, sởi – quai bị – rubella…
Bài viết trên là một số thông tin phụ huynh cần biết về tiêm phòng cho bé. Nếu còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!