Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, có tới 14% trường hợp đột quỵ khi tỉnh dậy. Có tới 4 – 28% đột quỵ khi ngủ. Dưới đây là 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ và cách phòng tránh được Thu Cúc TCI tổng hợp và chia sẻ.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, có thể do một số nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não, vỡ phình mạch máu, chảy máu khoang dưới nhện, thiếu máu cục bộ thoáng qua, cục máu đông gây tắc mạch máu não… Những trường hợp này làm lượng máu đến não cũng bộ bị giảm đột ngột hoặc tăng áp lực nội sọ gây chèn ép tế bào não. Gây nên hiện tượng thiếu máu não, thiếu oxy và dưỡng chất lên nuôi tế bào não, gây nên hiện tượng chết não. Trong 4 – 5 phút, nếu tế bào não không được cung cấp đủ dinh dưỡng có thể gây chết tế bào não không hồi phục.
Đột quỵ do cục máu đông phải được tiêu sợi huyết trong 6 giờ đầu, tỉ lệ hồi phục sau khi điều trị cao hơn nhiều lần so với bệnh nhân đến điều trị muộn.
2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ khi ngủ
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đột quỵ khi ngủ có thể do một số nguyên nhân sau:
2.1 Tắm đêm
Khi đêm xuống, nhiệt độ môi trường hạ xuống thấp. Bệnh nhân tắm đêm làm nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, mạch máu co lại, ảnh hưởng đến lượng máu đẩy lên não. Những người có bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường… có thể dễ gây nên hiện tượng đột quỵ. Tuần hoàn máu trong cơ thể thay đổi đột ngột, có thể gây áp lực đẩy cục máu đông trong cơ thể đi quá nhanh, lên mạch máu não, tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ thoáng qua.
2.2 Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Thời tiết quá lạnh, đặc biệt là buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn, khiến lượng máu trong cơ thể thay đổi tuần hoàn đột ngột. Rất dễ xảy ra đột quỵ ở người cao tuổi thậm chí là ở cả người trẻ tuổi.
2.3 Bệnh lý nền
Những người có bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch, cholesterol tăng cao, mỡ máu, rối loạn chuyển hóa… Có nguy cơ bị đột quỵ cao, đặc biệt là người cao tuổi.
2.4 Độ tuổi
Ở những người già, tỉ lệ đột quỵ cao hơn người trẻ. Thời gian gần đây, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng cao lên nhiều lần.
2.5 Sử dụng rượu bia
Rượu bia tấn công hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn thần kinh. Những chất này làm hệ tuần hoàn thay đổi, huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn. Kết hợp trong lòng mạch lúc đó có cục máu đông, dưới áp lực dòng đẩy mạnh dễ gây nên hiện tượng tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ.
2.6 Ăn đêm
Ăn đêm cũng là thói quen nhiều người đang mắc phải. Những đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nước uống có ga… được tiêu thụ vào ban đêm khiến các cơ quan trong cơ thể phải làm việc kiệt sức. Lượng năng lượng sau khi tiêu hóa không sử dụng hết, tích trữ trong nội tạng, lòng mạch. Gây nên hiện tượng rối loạn lipid, cholesterol bám ở lòng mạch, mỡ nội tạng tăng. Dần dần, xuất hiện những bệnh lý như mỡ máu, huyết áp, béo phì, tiểu đường… làm tăng nguy cơ đột quỵ.
2.7 Stress, căng thẳng, lo âu
Tâm trí bất an, căng thẳng, công việc quá tải khiến nhiều người có triệu chứng trầm cảm, lo âu quá mức, không ngủ được. Hệ thần kinh bị căng thẳng liên tục, dễ gây hiện tượng ức chế, làm cơ thể tiết ra hormone khiến tăng huyết áp, co mạch máu não đột ngột. Kèm theo các sang chấn tâm lý có thể gây nên hiện tượng đột quỵ khi ngủ.
2.8 Sử dụng điện thoại
Trước khi ngủ, nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính… khiến người bệnh không ngủ đúng giờ, thức khuya. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, dễ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ hình thành cơn đột quỵ.
2.9 Làm việc quá sức
Học tập, nghiên cứu, làm việc căng thẳng buổi đêm liên tục, nhiều đêm liền, kéo dài hàng tuần, hàng tháng có thể khiến cơ thể suy nhược. Hệ thần kinh căng thẳng, vận động ít làm lượng máu tuần hoàn trong cơ thể chậm lại, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Rất dễ hình thành cơn đột quỵ khi ngủ dậy.
2.10 Uống ít nước, ăn uống nhiều chất dầu mỡ
Vào buổi đêm, cơ thể bị rút nước nhiều hơn, kết hợp với việc thức đêm khiến lượng máu trong cơ thể bị cô đặc. Máu cô đặc, uống ít nước, ăn nhiều chất dầu mỡ, làm lượng tuần hoàn trong cơ thể di chuyển chậm hơn, lượng máu lên não chậm. Vận động hoặc thay đổi tư thế khiến lượng máu lên não tăng đột ngột, khiến tăng áp lực nội sọ, kết hợp cục máu đông trong lòng mạch, dễ gây hiện tượng tắc mạch não.
3. Mách bạn 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ sắp đến
Đột quỵ có thể xảy ra trong đêm, khi chúng ta đang ngủ. Nếu có những dấu hiệu cảnh báo này, hãy nhanh chóng nhờ người thân đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt:
– Méo mặt, nhất là khi cười, một bên chảy xệ, yếu liệt một bên mặt.
– Đột ngột yếu liệt một bên chi, cử động khó khăn, đi hay ngã, mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt. Có thể buồn nôn hoặc nôn, toát mồ hôi. Có thể thử bằng cách đưa hai tay qua đầu, nếu không đưa qua được cùng lúc có thể một bên đã có dấu hiệu yếu liệt.
– Đột ngột không nhìn rõ, nhìn mờ một bên mắt hoặc cả hai bên.
– Khó nói, nói ngọng đột ngột, ú ớ, suy nghĩ lâu mới nói được.
Đừng chần chờ gì nữa, đi viện càng sớm càng tốt. Đừng để bệnh nhân rơi vào cơn hôn mê lại cứ nghĩ là bệnh nhân đang ngủ, hãy chú ý những dấu hiệu trên. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện lớn càng sớm càng tốt. Trong vòng 6 giờ đầu là thời gian vàng để phục hồi sau đột quỵ không để lại di chứng.
4. Cơn đột quỵ khi ngủ và cơn đột quỵ khi tỉnh khác nhau thế nào?
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, không có nhiều khác biệt giữa những người đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khi tỉnh. Những người đột quỵ khi ngủ có độ tuổi trung bình khoảng 72 tuổi. Đột quỵ khi ngủ có thể khiến người bệnh cũng như người nhà chủ quan, không để ý trước những dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân rơi vào cơn hôn mê hoặc gọi không tỉnh được sau khi ngủ, tỉ lệ hồi phục khi thời gian quá dài sẽ thấp hơn nhiều so với phát hiện sớm. Nếu phát hiện sớm sẽ tăng tỉ lệ phục hồi hơn rất nhiều.
5. Cách phòng tránh cơn đột quỵ khi ngủ
Để phòng tránh cơn đột quỵ khi ngủ, có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
5.1 Thay đổi thói quen đi ngủ
Ngủ đủ giấc, ngủ trước 23 giờ đêm là điều quan trọng nhất để bảo vệ tế bào não, hạn chế hình thành cục máu đông.
5.2 Sử dụng chất kích thích khiến bạn có 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ
Không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê, chất kích thích… vào ban đêm. Giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu.
5.3 Ăn uống lành mạnh giúp bạn tránh xa 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ
Ăn uống đủ chất, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn sau 8 giờ tối. Nếu phải làm việc đêm, nên uống thêm nước ấm để bù đủ lượng nước vào tuần hoàn. Hạn chế ăn đồ quá mặn hoặc quá ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ… sẽ khiến cơ thể bị hấp thu nước nhiều hơn. khiến bạn mệt mỏi.
5.4 Tập luyện thể dục thể thao
Nên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức bền của cơ thể, dòng máu được vận hành điều hòa tốt hơn. Tránh hiện tượng chỗ ít chỗ nhiều, thay đổi đột ngột. Những hôm thời tiết lạnh, mưa ẩm, không nên chạy sáng, dễ gây đột quỵ. Sáng những ngày này chỉ nên vận động từ từ, nhẹ nhàng trong nhà. Thay vì chạy sáng có thể thay vào chạy chiều tối, để không làm thay đổi nhiệt độ đột ngột.
5.5 Giữ ấm cơ thể
Thời tiết lạnh ẩm như ở Hà Nội thời điểm này, đặc biệt là người già rất dễ đột quỵ. Vì thế, cần giữ ấm cơ thể, hạn chế lạnh sau gáy.
5.6 Chú ý chế độ nghỉ ngơi
Những người làm việc lao lực quá sức, người gầy yếu dễ rơi vào suy nhược. Vì thế, hãy cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Hãy để thời gian nghỉ ngơi là đúng nghĩa, ngủ đủ giấc. Nếu không thể ngủ đủ giấc, hãy cố giữ cho bản thân được ngủ 4 – 5 giờ liên tục. Giấc ngủ ngắn 20 phút buổi trưa giúp bạn làm việc tốt hơn.
5.7 Dừng cầm điện thoại đi ngủ
Hãy để thiết bị điện tử xa người trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh có thể khiến bạn khó ngủ, đi ngủ sớm lại thành ngủ muộn.