Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ

Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Béo phì thường xuất phát từ chế độ ăn nhiều chất béo và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

1. Tổng quan về béo phì

Béo phì là sự tích lũy mỡ bất thường hoặc quá mức trong mô mỡ gây suy yếu sức khoẻ. Trong phần lớn các trường hợp, đó là hậu quả của việc sử dụng năng lượng vượt quá mức tiêu thụ năng lượng trong khoảng thời gian lâu năm. Nó được định nghĩa cho người lớn là chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.

Nó hiện là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên khắp thế giới, tác động đến mọi lứa tuổi và các thành phần kinh tế xã hội. Năm 1995, ước tính trên khắp thế giới có 200 triệu người lớn béo phì và 18 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân.

Nhìn chung, tỷ lệ béo phì có sự gia tăng mạnh mẽ nhất ở nhóm dân số phát triển. Tại Việt Nam, béo phì tập trung ở các thành phố lớn. Thống kê năm 2021 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và TP. HCM chiếm 18% tổng số lượng người thừa cân, béo phì trên toàn quốc.

Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ

Béo phì là sự tích lũy mỡ bất thường hoặc quá mức trong mô mỡ gây suy yếu sức khoẻ.

2. Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 6 lần

2.1. Tác hại của béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ

Béo phì được xem là tình trạng sức khỏe đáng báo động với những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) béo phì là tình trạng chất béo vượt mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức nguy hiểm cho sức khỏe.

Các nghiên cứu cho thấy béo phì gây ra một loạt những hậu quả, trong đó thường thấy nhất là tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp gấp 12 lần so với bình thường. Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần và làm tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường.

Ngoài ra, béo phì tăng quá cao làm tim phải tăng áp lực, làm tổn thương cơ tim có thể dẫn đến suy tim; đái tháo đường; Rối loạn mỡ (lipid) máu; Hội chứng ngưng thở khi ngủ; Tăng nguy cơ ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…

2.2. Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ thế nào?

Cơ chế chủ yếu giải thích mối liên hệ giữa béo phì và đột quỵ là do sự tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ bụng.

Thứ nhất, tăng áp lực trong động mạch: Mỡ bụng tích tụ tạo thêm áp lực trong thành động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.

Thứ hai, tăng insulin trong máu: Mỡ bụng tích luỹ cũng sẽ làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch.

Thứ ba, gây viêm: Mỡ bụng sẽ dẫn tới viêm trong máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, béo phì cũng có thể góp phần tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác bao gồm bệnh mạch vành và suy tim. Đây đều là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ.

3. Cách phòng béo phì giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Để giảm cân hiệu quả cần đòi hỏi mọi người có quyết tâm cực lớn bởi vì quá trình giảm cân gây mệt mỏi. Bởi vậy, muốn giảm cân hiệu quả người béo phì cần kiên trì và tập trung vào mục tiêu, đầu tiên muốn giảm cân hiệu quả thì cần có một kế hoạch hành động chi tiết với các mục tiêu rõ ràng theo từng giai đoạn.

3.1. Giảm cân

Trước hết cần đặt cho mình các mục tiêu cụ thể. Nếu hiện tại đang gặp vấn đề tăng cân thì nên tìm cách ngừng ngay. Thậm chí bị tăng 1-2 cân cũng cần hết sức cảnh giác.

Nếu đang ở trạng thái thật sự đã giảm cân thì nên đặt mục tiêu giảm khoảng 10-15% và duy trì như vậy. Tốt nhất, hãy giảm cân khoảng một cách từ từ hợp lý nhằm đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nếu giảm quá nhiều cũng sẽ gây ra vấn đề đối với cơ thể.

3.2. Luyện tập thể dục

Để làm như vậy chúng ta nên bắt đầu bằng việc tập thể dục thường xuyên, khoảng 30-45 phút mỗi ngày và tất cả các ngày trong tuần. Không nên cố gắng tập thể dục quá nhiều. Hãy kết hợp đi bộ với hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác mà bạn cảm thấy dung nạp tốt.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng ổn định.

3.3. Lựa chọn chế độ ăn hợp lý

Hãy học cách ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất. Có rất nhiều chế độ ăn uống được khuyến nghị giúp giảm cân chống béo phì. Việc lựa chọn chế độ ăn phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của cuộc sống. Đôi khi nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần chú ý các nguyên tắc quan trọng như sau:

Béo phì có thể khống chế được nhờ thói quen ăn uống điều độ. Rất dễ bị béo phì hoặc tăng cân trở lại sau mỗi lần áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân. Do vậy, phải thường xuyên duy trì và thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân đều đặn.

Các nghiên cứu thực nghiệm và theo dõi dài hạn chứng minh chế độ ăn ít chất béo có hiệu quả rõ ràng trong việc làm giảm tỷ lệ bệnh lý tim mạch, là bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên, nếu ăn quá ít chất béo thì cơ cấu bữa ăn sẽ không cân bằng và cơ thể sẽ điều tiết để chuyển hoá những chất khác thành chất béo gây ra các rối loạn chuyển hoá. Do chất béo rất cần để chuyển hoá năng lượng và sản xuất một số hormone cần thiết của cơ thể như là những chất nội tiết. Một số nghiên cứu cho rằng cần có khẩu phần ăn khoảng 10% chất béo.

3.4. Thăm khám và điều trị thừa cân, béo phì

Thông qua thăm khám và tầm soát nguy cơ đột quỵ, tình trạng thừa cân béo phì sẽ được chẩn đoán và chữa trị hiệu quả. Bên cạnh đó, khi thực hiện tầm soát, nhiều bệnh lý là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cũng sẽ được phát hiện kịp thời.

Thăm khám điều trị béo phì ngăn nguy cơ đột quỵ.

Thăm khám sớm giúp phát hiện và điều trị béo phì

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital