3 cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm bờ mi mắt là một bệnh lý nhãn khoa mạn tính. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả bằng một số phương pháp đơn giản. Vậy đâu là những cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà? Đọc bài viết sau để biết câu trả lời bạn nhé!

1. Tổng quan về viêm bờ mi mắt:

Viêm bờ mi mắt là tình trạng mi mắt nhiễm trùng dẫn đến viêm. Theo thống kê, có đến 40% người bệnh tìm đến các chuyên gia nhãn khoa vì viêm bờ mi mắt. Hiện nay, viêm bờ mi mắt được phân loại thành viêm bờ mi mắt sau và viêm bờ mi mắt trước.

1.1. Viêm bờ mi mắt sau:

Đây là dạng phổ biến hơn. Đặc trưng của nó là sự viêm các tuyến bã nhờn Meibomian (MGD) nằm tại tấm sụn ở phía trong mi mắt (các tuyến này viêm là do hoạt động của chính chúng không diễn ra thuận lợi như bình thường). Viêm bờ mi mắt sau thường là hệ quả của mụn trứng cá hoặc gàu da đầu.

Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi mắt sau là: Mí đỏ, mắt nóng rát và khô, thị lực suy giảm do mắt thiếu ẩm.

1.1. Viêm bờ mi mắt trước:

Phát sinh tại khu vực bên ngoài mi mắt, nơi có lông mi. Tình trạng này có thể biểu hiện dưới dạng tăng tiết bã nhờn hoặc tụ cầu:

– Tăng tiết bã nhờn: Biểu hiện của viêm bờ mi mắt tăng tiết bã nhờn là mi mắt trở nên đỏ, lông mi bị bao phủ bởi một lớp vảy, mắt bị ngứa. Dạng này của viêm bờ mi mắt có thể khởi phát do viêm da tiếp xúc (dị ứng), bệnh chàm và bệnh vẩy nến,…

– Tụ cầu: Triệu chứng điển hình của viêm bờ mi mắt tụ cầu là các vảy sợi cứng, giòn bám quanh lông mi và tình trạng khó mở mi mắt mỗi sáng. Nhiễm khuẩn Staphylococcus là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.

Nhiễm khuẩn Staphylococcus là nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi mắt tụ cầu

Nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi mắt tụ cầu là nhiễm khuẩn Staphylococcus

Viêm bờ mi mắt không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn cần được quan tâm và điều trị nghiêm túc. Bởi nếu không, viêm bờ mi mắt có thể biến chứng sang viêm kết mạc, thậm chí là viêm giác mạc.

2. Cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà:

2.1. Chườm nóng và thường xuyên tẩy tế bào chết mi mắt:

Phương pháp này được thực hiện như sau: Dùng bông hoặc khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi vắt khô, sau đó áp vào mi mắt. Tiếp theo, tiến hành tẩy da chết cho mi mắt. Sử dụng các sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng cho da mắt hoặc các sản phẩm của trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.

2.2. Bổ sung Omega – 3:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Omega 3 không chỉ có tác dụng ổn định hoạt động các tuyến bã nhờn Meibomian mà còn có khả năng kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bổ sung Omega 3 chỉ có thể nhận thấy sau 3 – 6 tháng.

1 trong 3 cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà là bổ sung Omega 3

Hiệu quả của việc bổ sung Omega 3 chỉ có thể nhận thấy sau 3 – 6 tháng.

2.3. Tăng cường vận động mi mắt:

Tăng cường vận động mi mắt nói đơn giản thì là thường xuyên chớp mắt. Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng việc chớp mắt liên tục thật sự giúp tuyến bã nhờn Meibomian hoạt động ổn định hơn, từ đó giúp loại bỏ tình trạng viêm bờ mi mắt sau. Chính vì vậy, hãy tập cho mình thói quen chớp mắt chủ động mỗi ngày 4 đợt, mỗi đợt 20 – 30 cái.

3. Điều trị với chuyên gia nhãn khoa:

Các cách chữa viêm bờ mi mắt phía trên có thể đem đến kết quả tích cực. Tuy nhiên, thời gian và công sức bạn cần bỏ ra để đạt được kết quả đó là tương đối lớn. Nếu muốn nhanh chóng xóa sổ bệnh lý này, hãy thăm khám với chuyên gia nhãn khoa. Sau khi thăm khám, một số thuốc điều trị sau được bác sĩ kê đơn:

– Thuốc kháng sinh bôi ngoài da: Phổ biến nhất là Azasite. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, được sử dụng bằng cách thoa một lớp mỏng lên viền mi trước khi đi ngủ. Ngoài Azasite, Erythromycin và Bacitracin cũng có thể được chỉ định.

– Thuốc kháng sinh dạng uống: Đối với một số trường hợp đặc biệt, kháng sinh đường uống như Tetracycline, Minocycline hoặc Doxycycline sẽ được kê đơn.

– Thuốc kháng sinh dạng nhỏ: Thuốc kháng sinh dạng nhỏ tại chỗ thường được chỉ định nhất là Corticosteroid. Chúng cho hiệu quả điều trị viêm bờ mi mắt cao hơn so với các dạng kháng sinh khác. Tuy nhiên, chúng thường đi kèm với một vài tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Mặc dù vậy, bạn hãy cứ yên tâm, vì chuyên gia nhãn khoa sẽ cân nhắc kỹ càng việc sử dụng chúng trước khi chỉ định cho bạn.

Thăm khám với chuyên gia nhãn khoa để được điều trị nhanh chóng

Để nhanh khỏi bệnh hơn, hãy tìm đến chuyên gia nhãn khoa

Như vậy, chúng ta có 3 cách tự chữa viêm bờ mi mắt tại nhà là: Chườm nóng – tẩy tế bào chết mí mắt, bổ sung Omega – 3 và chớp mắt thường xuyên. Ngoài ra, để nhanh khỏi bệnh hơn, hãy tìm đến chuyên gia nhãn khoa. Sau thăm khám, các loại thuốc cần sử dụng sẽ được chuyên gia chỉ định cụ thể tùy thuộc tình trạng bệnh. Nếu còn băn khoăn, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital