10 dấu hiệu nguy hiểm của thai kỳ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của hầu hết chị em phụ nữ. Ai cũng mong muốn có một thai kỳ an toàn, bé yêu chào đời khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên một số rủi ro nhất định trong 9 tháng 10 ngày mang thai có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo bất thường để phòng tránh, giảm thiểu các nguy cơ này là điều quan trọng.

Chảy máu nặng và đau vùng chậu, thường xảy ra trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung.
Chảy máu nặng và đau vùng chậu, thường xảy ra trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung.

Chảy máu nặng trong 2 tháng đầu tiên

Chảy máu nặng và đau vùng chậu, thường xảy ra trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chửa ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh thay vì gắn vào tử cung – nơi mà nó có đủ không gian để phát triển, lại nằm ở trong ống dẫn trứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thai ngoài tử cung có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tính mạng của người mẹ.

Đau bụng và chảy máu

Đau bụng kèm theo chảy máu  là một dấu hiệu của sẩy thai. Tình trạng này thường diễn ra trước khi người phụ nữ biết rằng mình đang mang thai. Sẩy thai có thể xảy ra muộn nhất là ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, sẩy thai là không thể ngăn chặn.

Buồn bã, chán nản

Buồn bã, rầu rĩ là dấu hiệu của trầm cảm, một rối loạn tâm lý có thể xảy ra trong và/hoặc sau khi mang thai. Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, cảm thấy vô vọng, hay cáu kỉnh hoặc có những suy nghĩ muốn tự gây tổn thương cho bản thân hoặc  em bé. Điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.

Hay khát nước, đi tiểu nhiều

Hay khát nước, đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
Hay khát nước, đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa thai kỳ và nguyên nhân là do cơ thể của người mẹ không sản xuất đủ insulin. Các triệu chứng bao gồm hay đói, khát nước, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi.

Chảy máu âm đạo kèm theo chuột rút

Khi người mẹ bị chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng, chuột rút và đau ở tử cung, có nhiều khả năng là nhau bong non. Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cungNhau bong non làm gián đoạn quá trình truyền oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi và gây chảy máu nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Trường hợp nhẹ, người mẹ chỉ cần nghỉ ngơi tai giường. Tuy nhiên nếu hơn một nửa nhau đã rách ra khỏi tử cung, người mẹ có thể sẽ phải sinh sớm hơn giữ lại em bé.

Co thắt âm đạo và tiết dịch âm đạo

Sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ được gọi là sinh non. Dấu hiệu của sinh non bao gồm đau bụng lan xung quanh vùng lưng, co thắt trong vùng chậu và tăng tiết dịch âm đạo. Có một số loại thuốc có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sinh non và người mẹ cần nghỉ ngơi tại giường.

Huyết áp cao

Huyết áp cao là một dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén hay tiền sản giật.
Huyết áp cao là một dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén hay tiền sản giật.

Huyết áp cao là một dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén hay tiền sản giật. Đây là tình trạng thường xảy ra ở tuần thứ 20 của thai kỳ và những triệu chứng phổ biến nhất của nó bao gồm huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu và đau bụng. Trong hầu hết các trường hợp, cách điều trị là sinh sớm. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng nếu thai kỳ đã ở tuần thứ 37. Tuy nhiên, nếu thai kỳ vẫn còn quá sớm, bác sĩ có thể cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường và dùng thuốc hạ huyết áp.

Mệt mỏi liên tục

Thiếu máu là một tình trạng thiếu hụt các tế bào máu đỏ. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi liên tục, khó thở và nhợt nhạt. Bác sĩ có thể chỉ định uống bổ sung sắt hoặc truyền máu nếu tình trạng thiếu máu là quá nghiêm trọng.

Buồn nôn, ói mửa liên tục

Buồn nôn, ói mửa liên tục là dấu hiệu của chứng nôn nghén nặng, nguy hiểm hơn rất nhiều với chứng ốm nghén thông thường. Người bị chứng bệnh này có thể nôn đến 30 lần một ngày. Họ không thể ăn hoặc uống mà không nôn và có thể bị mất lên 10% trọng lượng cơ thể. Ốm nghén nặng làm suy nhược cơ thể, gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, mẹ và bé có thể mất nhiều dưỡng chất cần thiết. Bác sĩ có thể khuyên người bệnh chuyển sang một chế độ ăn uống với các thực phẩm có vị nhạt nhưng nếu không hiệu quả, người mẹ sẽ phải nhập viện để truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Buồn nôn, ói mửa liên tục là dấu hiệu của chứng nôn nghén nặng, nguy hiểm hơn rất nhiều với chứng ốm nghén thông thường.
Buồn nôn, ói mửa liên tục là dấu hiệu của chứng nôn nghén nặng, nguy hiểm hơn rất nhiều với chứng ốm nghén thông thường.

Chảy máu âm đạo vào cuối thai kỳ

Chảy máu âm đạo vào cuối thai kỳ là dấu hiệu của nhau thai tiền đạo. Nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo.  Một số trường hợp không có triệu chứng trong khi đó nhiều người lại bị chảy máu âm đạo mà không đau đớn trong 3 giữa và cuối thai kỳ. Nếu không được kiểm soát thông qua nghỉ ngơi tại giường, người mẹ sẽ phải nhập viện để sinh sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital