Nguyên nhân gây đau lưng gần xương cụt

Thưa bác sĩ, em đang là sinh viên năm 2, hàng ngày em vẫn đi học bằng xe đạp, do đường đi cũng gồ ghề nên đôi lúc khiến em đau lưng gần xương cụt. Mấy ngày gần đây cảm giác đau lưng gần xương cụt lại gia tăng khiến em đứng lên và ngồi xuống rất khó khăn. Đêm nằm khó ngủ vì việc thay đổi tư thế năm khiến em đau nhức. Mong bác sĩ tư vấn giúp em về nguyên nhân gây đau lưng gần xương cụt là gì và cách chữa như thế nào?
CaoThuyLinh1211@gmail.com

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới bệnh viện Thu Cúc, với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo mô tả của bạn thì có vẻ bạn đã mắc phải chứng đau xương cụt, một trong những chứng bệnh thường ở nữ giới.

nguyen-nhan-gay-dau-lung-gan-xuong-cut

Đau lưng gần xương cụt gây phiền toái cho người bệnh khi vận động, nhất là lúc đứng lên ngồi xuống

Xương cụt  hay còn gọi là xương cùng là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau lưng gần xương cụt là bệnh đau xuất hiện ở xương cụt hoặc ở vùng cơ bắp sát với xương cụt. Phần lớn, đây không phải là bệnh quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.

nguyen-nhan-gay-dau-lung-gan-xuong-cut.jpg2

Đau lưng gần xương cụt có thể gặp ở cả nam và nữ

Khi bị đau lưng gần xương cụt, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, đôi khi là nhói ở vùng mông hoặc hông. Thậm chí, rất nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau lan xuống dưới háng, đầu gối và thậm chí là cả mắt cá chân.

Nguyên nhân gây ra bệnh lưng gần đau xương cụt cũng rất đa dạng

– Do những tổn thương từ bên ngoài như bị đập xương cụt xuống đất hoặc va đập vào những vật cứng, vật có góc cạnh…
– Do bệnh xương khớp: viêm khớp hoặc thoái hóa khớp
– Do các bệnh phụ khoa gây nên: viêm cơ quan sinh dục, vị trí tử cung bất thường, khối u ở khoang xương chậu…
– Đau xương chậu do mang thai: Trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu các khớp ở đốt sống lưng

Để giảm đau nhức, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung canxi cho cơ thể. Ngoài ra, có thể kết hợp với các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt và tránh các hoạt động mạnh trong thời gian này.

Nếu sau một thời gian điều trị mà vẫn không giảm đau nhức, bạn nên đi khám vì có thể việc va đập mạnh đã ảnh hưởng đến các vùng khác xung quanh xương cụt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital