Xử trí thế nào khi trẻ bị gãy xương?

Trẻ nhỏ có bộ xương đang trong quá trình phát triển. Vì thế, chúng còn yếu, dễ bị tổn thương và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của khung xương sau này. Vậy thì cha mẹ cần phải xử trí thế nào khi trẻ bị gãy xương và cách chăm sóc sau gãy xương cho bé thế nào là tốt? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Cách Nhận Biết Gãy Xương Đòn ở Trẻ Em & Phương pháp điều trị
  • 【TÌM HIỂU】Gãy xương NÊN ăn gì để Nhanh Lành Nhất?

Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết để giúp các bậc làm cha làm mẹ bình tĩnh trước những tình huống khẩn cấp.

Xử trí thế nào khi trẻ bị gãy xương

Xử trí thế nào khi trẻ bị gãy xương

1. Triệu chứng khi bị gãy xương ở trẻ

Những dấu hiệu điển hình khi bị gãy xương:

✣ Đau vùng bị chấn thương, sưng, tấy vùng da và cơ xung quanh.

Biến dạng vùng chấn thương hoặc có thể bị gãy, dập xương và cơ.

✣ Khó khăn trong cử động và di chuyển vị trí gãy.

2. Các nguy cơ có thể xảy ra nếu xử trí sai cách

Nếu không biết cách xử trí, có thể dẫn tới:

  • Nhiễm trùng qua tổn thương da, qua máu ở các vết thương hở.
  • Xương gãy / vỡ nhiều hơn.
  • Hiện tượng tụ máu.

3. Cách xử trí khi trẻ bị gãy xương

Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu của gãy xương, cần làm như sau:

– Không di chuyển bệnh nhân khi chưa có chuẩn bị phương tiện an toàn, không thử kéo vùng chi bị đau.. Cụ thể như khi có vỡ xương sọ, gãy xương đốt sống, xương sườn, xương chậu, xương dài chi trên hay chi dưới…

– Chú ý các trường hợp gãy xương có vết thương chảy máu. Cần phải cầm máu bằng cách ấn chặt vào vết thương bằng băng gạc sạch. Trường hợp có xương chồi ra ngoài da thì ấn chặt ở rìa vết thương.

Xử trí thế nào khi trẻ bị gãy xương

Xử trí thế nào khi trẻ bị gãy xương

– Khi vết thương hết chảy máu thì băng vết thương lại.

– Cho trẻ uống thuốc giảm đau. Cố định bằng cách  làm nẹp cho trẻ. Để làm nẹp có thể dùng nhiều vật dụng khác nhau : mảnh bảng viết, cành cây to, bìa catton, cán ô,….

– Gọi điện thoại xe cấp cứu.

– Tuyệt đối không được nắn lại các xương bị trồi lên trong vết thương khi bị gãy xương hở để tránh cho trẻ không bị đau, không làm tổn thương thêm các mô, cũng như không làm nhiễm trùng sâu thêm. Vận chuyển trẻ bị gãy xương nên ở tư thế ngồi (đối với gãy xương tay ) hoặc tư thế nằm đối với trường hợp bị gãy xương chân, xương sống, xương sọ não…

– Không được ăn hay uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có khi cần phải mổ cấp cứu.

4. Chăm sóc trẻ sau gãy xương

Các vị trí gãy xương thường được bó bột để cố định cho lành. Cha mẹ nên:

✭ Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bột để tránh làm lệch khu vực xương bị gãy.

✭ Nếu có dấu hiệu bột chèn ép hay dị ứng bột khiến cho bộ phận được bó tê bì, đau nhức, thâm lại, không cảm thấy ngứa.

✭ Khi kiểm tra nếu thấy vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên thì nên tìm đến bác sĩ ngay.

Bác sĩ khám các bệnh về xương cho trẻ

Bác sĩ khám các bệnh về xương cho trẻ

✭ Khi trẻ bị bó bột nên hạn chế cho con đi lại, đi tới chỗ trơn trượt để đảm bảo vết thương nhanh lành.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital