Cha mẹ có thể không biết những dị vật trong mũi trẻ sơ sinh mà bỏ sót mỗi nguy hiểm này với trẻ. Việc dị bật trong mũi trẻ có thể khiến đường thở non nớt của trẻ bị ảnh hưởng và gây những hệ lụy lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu tình trạng này trong nội dung dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này và bảo vệ tốt hơn cho bé yêu của bạn.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị vật ở trong mũi của trẻ sơ sinh
Dị vật trong mũi là một trong những vấn đề được nhắc đến nhiều trong các tình huống dị vật tai mũi họng do nhiều nguyên nhân gây nên. Một số tình huống gây dị vật trong mũi đối với trẻ sơ sinh có thể xảy ra như:
– Côn trùng chui vào mũi trẻ. Chúng ta biết rằng, quần áo cũng như nơi các em bé sống thường khá thu hút côn trùng vì mùi hương sữa. Chính vì thế, tình huống côn trùng chui vào mũi trẻ hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài mũi thì tai hoặc người trẻ cũng là những vị trí côn trùng có thể ẩn náu.
– Trẻ tự cho đồ vật vào trong mũi: Dù vô tình, nhưng tình huống trẻ cho đồ vật vào trong mũi là hoàn toàn có. Đặc biệt là một số trường hợp người lớn cho trẻ cầm đồ chơi và một phần mảnh đồ chơi không may rơi vào mũi trẻ.
– Trẻ bị sặc đồ ăn: Nhiều cha mẹ hay cho con tiếp xúc với đồ ăn với hi vọng con dễ ăn, mau lớn. Trong quá trình đó, trẻ có thể bị sặc, ho khiến đồ ăn bị sặc lên mũi và tạo nên tình huống dị vật mũi ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ sơ sinh thường được đặt nằm, nên tình huống này càng có khả năng xảy ra hơn.
– Trẻ bị sặc khi bú hoặc uống nước. Đây là tình huống dị vật mũi điển hình ở trẻ, được hình thành do trẻ bị sặc khi uống nước hoặc bú mẹ.
2. Cách xử trí với tình huống dị vật trong mũi trẻ
2.1. Với tình trạng trẻ bị sặc
Tùy theo lượng sữa khiến trẻ sặc mà có những cấp độ biểu hiện khác nhau ở trẻ trong tình huống này. Xử lý tình huống dị vật mũi với sữa hoặc nước bị sặc, cha mẹ cần chú ý:
– Để trẻ hướng ngồi thẳng hoặc bế dốc đứng dậy. Điều này nhằm đảm bảo trẻ có thể ho và phun sữa ra. Sau khi trẻ đã không còn ho thì tình huống cơ bản đã được kiểm soát. Cha mẹ lau sạch mũi miệng cho trẻ. Chú ý không đặt trẻ nằm ngay.
– Tình trạng trẻ khó thở, da tím tái, bạn cần ngay lập tức gọi cấp cứu. Trong khi đó, hãy hút sữa/nước ở mũi và miệng trẻ. Dùng chính miệng mình để thực hiện điều này càng nhanh càng tốt để trẻ có thể thở được bình thường. Sau khi trẻ đã thở ổn định trở lại, ho hết sữa/nước sặc, cha mẹ vệ sinh và lau mũi miệng cho trẻ.
– Trong những trường hợp nặng, khi đã hút sữa và nước mà trẻ vẫn chưa thể thở mình thường, da bé vẫn còn tím, cha mẹ hãy dốc ngược bé lên. Khi này, đặt trẻ nằm trên cánh tay của cha mẹ với đầu cổ ở khu vực bàn tay và chân ở khu vực khuỷu tay cha mẹ. Đồng thời, vỗ nhẹ lên lưng của trẻ để sữa và nước được dốc ra.
– Ấn ngực trong khi chờ cấp cứu cũng là cách cần thiết khi trẻ bị hôn mê do sặc sữa.
– Khi cấp cứu đến, hãy thông báo tình hình với các chuyên viên y tế để được phối hợp chăm sóc bé tốt nhất.
2.2. Với dị vật khác
Với các dị vật rắn hoặc côn trùng chui vào mũi của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để trẻ được kiểm tra và tiến hành lấy dị vật mũi. Đặc biệt, nếu côn trùng chui vào mũi trẻ, chúng có khả năng cắn, đốt, hoặc gây những sự khó chịu bằng việc chạy chảy khắp nơi trong mũi trẻ. Vì thế, cần chú ý không tự ý kích động côn trùng khi này. Các bác sĩ sẽ giúp trẻ loại bỏ côn trùng theo hướng phù hợp.
3. Vấn đề dị vật trong mũi của trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Dù dị vật trong mũi của trẻ sơ sinh gần đây đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng những vấn đề xung quanh hiện tượng này thì vẫn không thể coi thường. Tình trạng dị vật trong mũi trẻ khiến cho trẻ khó chịu. Một số dị vật khiến trẻ bị trầy xước, sưng phù niêm mạc mũi, tạo nguy cơ các bệnh nhiễm trùng nhiều hơn. Đặc biệt, tình trạng dị vật chất lỏng như sữa, nước có thể khiến trẻ bị ngạt thở, tắc thở, thậm chí là tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.
Ngoài ra, cần chú ý rằng, dị vật mũi có thể rơi xuống họng và nguy cơ biến chứng xa thành dị vật đường thở, dị vật đường ăn uống. Trong một vài tình huống, dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở và làm trẻ đối diện nguy hiểm với tính mạng. Chính vì vậy, cha mẹ nên nhanh chóng xử trí nhanh chóng, đúng cách trước tình huống dị vật mũi của trẻ. Đồng thời, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y khoa tai mũi họng để giải quyết những tổn thương mà dị vật mũi gây nên, cũng như giúp trẻ lấy dị vật mũi đúng cách, an toàn và phù hợp.
4. Tránh những sai lầm khi xử lý dị vật mũi cho bé
Với trẻ sơ sinh, chúng ta rất cần sự cẩn thận để xử lý các tình huống hay vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, với những xử lý ngoài tầm với, nên nhờ các bác sĩ có chuyên môn để giúp trẻ giải quyết các tình huống này. Khi xử lý dị vật mũi ở bé, cũng cần lưu ý tránh mắc các sai lầm như:
– Đưa tay hoặc kẹp nhíp thông thường vào mũi trẻ để lấy dị vật. Cần chú ý rằng, mũi trẻ rất nhỏ và yếu ớt. Việc tác động này có thể gây những tổn thương cho trẻ. Đồng thời, còn có thể tạo nên những vết xước hoặc viêm nhiễm trong mũi trẻ.
– Sử dụng bông tăm lau mũi cho trẻ khi trẻ bị sặc. Điều này có thể hiệu quả, nhưng nhiều rủi ro. Nếu bông gòn không may sót lại trong mũi trẻ, thì trẻ sẽ xuất hiện thêm dị vật khác với nhiều mối lo lắng hơn.
– Để trẻ về tư thế nằm ngay sau tình huống dị vật mũi của trẻ. Điều này khiến trẻ khó chịu. Đặc biệt, dị vật là chất lỏng có thể vẫn còn sót lại trong mũi. Tình trạng cho trẻ nằm luôn như vậy khiến vấn đề dị vật ở trẻ có thể tái phát ngay sau đó.
Nhìn chung, dị vật trong mũi trẻ sơ sinh mang lại nhiều nguy hiểm khôn lường. Đặc biệt, có những tình huống, cha mẹ cần sớm xử lý cấp cứu tại chỗ để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. Vì thế, cha mẹ nên nâng cao cảnh giác và cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để để xử lý dị vật mũi đúng cách cho trẻ.