Bệnh viêm xoang dị ứng là căn bệnh phiền toái, khó chữa trị, ảnh hưởng đến chất lượng của người sống. Do đó, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh viêm xoang dị ứng tránh để bệnh tiến triển gây ảnh hưởng sức khỏe.
Menu xem nhanh:
Viêm xoang mũi dị ứng nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang là do virus và các yếu tố thời tiết, ô nhiễm không khí hoặc do bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng kéo dài không được điều trị đúng cách nên không có tính năng di truyền. Tuy nhiên, bệnh viêm xoang có tính lây truyền, vì vậy để không bị mắc bệnh, bạn không nên dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn tay, khăn mặt, quần áo, chăn gối với người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng là do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, kích thích và do cơ địa của mỗi người. Trong đó, yếu tố cơ địa có tính di truyền. Vì vậy, nếu ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử bị dị ứng thì con cháu cũng có thể bị di truyền và có khả năng mắc bệnh viêm mũi dị ứng rất cao.
Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng là gì?
Các triệu chứng viêm mũi cũng thường kết hợp với ngứa mắt. Chúng bao gồm:
- Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi. Mũi thường sản xuất chất nhầy để ngăn cản các chất như bụi, phấn hoa và ô nhiễm và vi trùng (vi khuẩn và virus). Chất nhầy chảy từ phía trước mũi và chảy xuống mặt sau của cổ họng. Khi có quá nhiều chất nhầy được sản sinh, nó có thể gây chảy nước mũi.
- Ngứa mũi: cảm giác ngứa có thể kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc thậm chí vài ngày đến khi chữa khỏi triệu chứng viêm mũi
- Hắt hơi: cơ thể người bệnh sẽ thường xuyên hắt hơi, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể lạ đi vào đường hô hấp.
- Nghẹt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở và có khi phải thở bằng miệng.
- Bị tắc tai và giảm khứu giác: hệ hô hấp của chúng ta là một đường thông nhau, chính vì vậy khi mũi bị nghẹt thì sẽ dẫn tới tai dễ bị tắc, khó nghe.
- Ho, đau họng: khi mắc viêm mũi dị ứng bạn có thể bị ho do sưng viêm ở cổ họng và kèm theo triệu chứng đau họng. Ho là phản ứng tự nhiên để làm sạch cổ họng khỏi những giọt chất nhày tiết ra từ mũi.
- Quầng thâm quanh mắt, bọng dưới mắt: các mạch máu quanh mắt cũng có thể bị sung huyết nên lưu thông máu kém, dẫn tới dễ có quầng thâm quanh mắt.
- Mệt mỏi và khó chịu
- Nhức đầu: Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.
Phòng ngừa viêm xoang mũi dị ứng
Theo các bác sĩ chuyên môn, cách tốt nhất để phòng ngừa viêm xoang dị ứng là hạn chế với các dị nguyên gây bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa viêm xoang dị ứng:
- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm.
- Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn.
- Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị.
- Nên hạn chế nuôi chó mèo tròng nhà và hạn chế tiếp xúc với chúng.
- Cần vệ sinh không gian sống, giặt giũ chăn màn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.
- Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
- Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Cần bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc).
- Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường.
- Sử dụng máy xông mũi họng để xông mũi
- Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.