Viêm võng mạc sắc tố: Nhận biết và điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm võng mạc sắc tố (VVMST) không phải là một bệnh lý nhãn khoa phổ biến nhưng là một bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm. Bệnh xuất hiện ở khoảng 0,02 – 0,03% và có thể khiến bệnh nhân mù lòa vĩnh viễn. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về VVMST, để có thể nhận biết và điều trị bệnh lý nhãn khoa này, đừng bỏ qua bài viết bạn nhé!

1. Khái niệm viêm võng mạc sắc tố

Nằm tận cùng nhãn cầu, chịu trách nhiệm đón ánh sáng từ giác mạc – thủy tinh thể và gửi chúng lên não bộ, võng mạc được cấu tạo từ 2 loại tế bào đặc biệt là: Tế bào que – tế bào nón. Trong đó, tế bào que là tế bào giúp chúng ta nhìn xa còn tế bào nón là tế bào giúp chúng ta nhìn chi tiết.

Theo đó, VVMST là bệnh lý mà khi mắc, tế bào que và tế bào nón của bệnh nhân bị thoái hóa. Quá trình thoái hóa đó bắt đầu ở tế bào que và kết thúc ở tế bào nón. Khi tế bào que thoái hóa, bệnh nhân bị thu hẹp thị trường mắt và khi tế bào nón thoái hóa, bệnh nhân suy giảm hoặc thậm chí là mất thị lực hoàn toàn.

2. Nguyên nhân viêm võng mạc sắc tố

VVMST hình thành do đâu, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có duy nhất một giả thuyết, đó là do đột biến gen. Đột biến gen gây VVMST có thể được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố cả mẹ. Trong đó, nó có thể là di truyền lặn, di truyền trội hoặc di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính X với tỷ lệ lần lượt là 60 – 70%, 25% và 5 – 15%. Tùy thuộc đồng thời 2 yếu tố là mức độ đột biến gen và cách thức di truyền đột biến gen, VVMST sẽ có tình trạng nặng – nhẹ và tốc độ phát triển khác nhau.

3. Nhận biết viêm võng mạc sắc tố

VVMST thường phát triển từ thuở ấu thơ, trong âm thầm. Khi bệnh nhân trường thành, VVMST mới biểu hiện tương đối rõ ràng. Cụ thể, bệnh lý nhãn kho này trong các giai đoạn từ nặng đến nhẹ có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình sau:

– Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân giảm sức nhìn vào ban đêm và/hoặc ở những nơi thiếu sáng. Bệnh nhân mất tầm nhìn ngoại biên (bệnh nhân không nhìn thấy sự vật ở rìa khung cảnh) vào ban ngày và/hoặc ở những nơi đủ sáng. Bệnh nhân thường xuyên vấp ngã.

Biểu hiện của viêm võng mạc sắc tố là bệnh nhân bị mất tầm nhìn ngoại biên.

Bệnh nhân VVMST mất tầm nhìn ngoại biên.

– Giai đoạn nặng: Bệnh nhân mất sức nhìn vào ban đêm và/hoặc ở những nơi thiếu sáng. Bệnh nhân mất tầm nhìn ngoại biên và tầm nhìn trung tâm (bệnh nhân không nhìn thấy sự vật ở rìa và ở giữa khung cảnh). Bệnh nhân chỉ thấy 2 màu đen – trắng. Một số trường hợp, trong mọi điều kiện, bệnh nhân mất hoàn toàn thị lực.

4. Điều trị viêm võng mạc sắc tố

Bởi nguyên nhân VVMST là thứ chúng ta không thể tác động vào theo bất cứ cách nào nên bệnh lý nhãn khoa này chưa thể được điều trị dứt điểm. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng hết sức để hạn chế tốc độ phát triển của bệnh. Để đạt được mục tiêu ấy, một số khuyến cáo sau của chuyên gia nhãn khoa nên được chúng ta ghi nhớ và tuân thủ:

– Bổ sung Vitamin A: Theo chuyên gia nhãn khoa, nếu cơ thể bệnh nhân được cung cấp đủ Vitamin A, thời gian VVMST tiến triển đến mù lòa có thể kéo dài thêm 10 năm. Tuy nhiên, lượng Vitamin A cơ thể cần cụ thể là bao nhiêu, phụ thuộc mỗi bệnh nhân và mỗi giai đoạn VVMST. Để biết bản thân cần lượng Vitamin A như thế nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia nhãn khoa.

– Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Cụ thể, dụng cụ hỗ trợ ở đây là kính lúp và ống nhòm hồng ngoại. Với những dụng cụ này, tình trạng suy giảm thị lực vào ban đêm và/hoặc ở những nơi thiếu sáng của bệnh nhân VVMST sẽ được khắc phục. Bệnh nhân VVMST đã mất tầm nhìn ngoại biên đặc biệt nên dùng những dụng cụ này.

– Dùng kính râm: Để bảo vệ võng mạc trước tia cực tím vào ban ngày, bệnh nhân nên đeo kính râm khi ra ngoài.

– Thăm khám định kỳ với chuyên gia nhãn khoa: Bệnh nhân VVMST phải thăm khám định kỳ với chuyên gia nhãn khoa, để được đánh giá chính xác tình trạng VVMST và chỉ định phương pháp kiểm soát phù hợp với từng giai bệnh. Thăm khám định kỳ với chuyên gia nhãn khoa cũng là biện pháp duy nhất để phát hiện sớm các bệnh lý nhãn khoa khác có thể phát sinh kèm VVMST, như: Các tật khúc xạ, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

Bệnh nhân VVMST phải thăm khám định kỳ với chuyên gia nhãn khoa.

Bệnh nhân VVMST thăm khám định kỳ với chuyên gia nhãn khoa.

Hiện tại, một số phương pháp như: Cấy ghép võng mạc, cấy ghép võng mạc nhân tạo, liệu pháp gen,… đang được nghiên cứu và thử nghiệm với hy vọng có thể điều trị dứt điểm VVMST. Mong rằng trong tương lai, chúng sẽ thành công và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

5. Dự phòng viêm võng mạc sắc tố

VVMSTcũng chưa có phương pháp dự phòng. Thứ mà chúng ta dự phòng được chỉ là tốc độ phát triển của VVMST. Theo đó, một số khuyến cáo chúng ta nên ghi nhớ và tuân thủ là:

– Không thức khuya và không sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện thiếu sáng.

– Không làm việc quá sức.

– Nghỉ ngời và thư giãn đầy đủ. Thiết lập và thực hiện các phương pháp giải tỏa căng thẳng khi cần thiết.

– Giảm tần suất hoặc tốt nhất là ngừng uống rượu bia, hút thuốc lá,…

– Vận động thể chất 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu có thể.

– Nếu gia đình có bệnh sử VVMST, phải đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt định kỳ để thăm khám với chuyên gia.

Vận động thể chất 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu có thể.

Vận động thể chất mỗi ngày 30 phút hoặc nhiều hơn, nếu có thể.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản mà bạn cần biết về VVMST. Hy vọng rằng với chúng, bạn có thể nhận biết và điều trị bệnh lý nhãn khoa này hiệu quả. Nếu còn băn khoăn, muốn được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital