Viêm mũi dị ứng mạn tính là bệnh lý khá phổ biến gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm xoang nhiễm trùng do ứ đọng dịch. Vậy viêm mũi dị ứng mạn tính làm sao để chữa trị?
Menu xem nhanh:
Viêm mũi dị ứng mạn tính làm sao để chữa trị?
Việc điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính thường được sử dụng cho viêm mũi dị ứng là tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng, thuốc xịt mũi kháng histamin, thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi steroid. Với mỗi phương pháp đều có những lưu ý riêng bạn đọc có thể tham khảo:
Tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng
Nếu bạn có viêm mũi dị ứng mạn tính, việc tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cũng cần phối hợp với các biện pháp khác.
Thuốc xịt mũi kháng histamin
Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin có thể nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin – một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Thuốc này có thể được sử dụng theo yêu cầu nếu bạn có các triệu chứng nhẹ.
Thuốc kháng histamin (hoặc thuốc uống)
Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng) giúp giảm nghẹt mũi. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi. Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong vòng một giờ. Với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, nên tránh sử dụng loại thuốc này. Điều trị bằng thuốc xịt mũi chứa steroid thường là liệu pháp thay thế.
Bệnh này cần điều trị trong bao lâu?
Viêm mũi dị ứng mạn tính thường cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian triệu chứng có thể giảm bớt và thậm chí hết hoàn toàn trong một số trường hợp. Việc điều trị chỉ nên kéo dài lâu nhất là sáu tháng sau đó nên dừng lại để xem xét nếu triệu chứng không trở lại thì không cần điều trị. Việc điều trị có thể được bắt đầu lại nếu các triệu chứng xuất hiện.
Tất nhiên, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mạn tính, nếu loại bỏ nguồn gốc của dị ứng, các triệu chứng của bạn giảm và dừng lại thì bạn có thể không cần điều trị.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra. Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián.
Tăng cường sức đề kháng
– Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh làm khô niêm mạc mũi xoang.
– Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất…
– Vệ sinh vùng tai, mũi, họng: Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.
– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.