Viêm mũi dị ứng là vấn đề sức khỏe gây ra nhiều phiền toái tới người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn và không hề thuyên giảm. Do đó, lưu ý tới chế độ ăn uống là điều cần thiết bởi nó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị. Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì là một trong những thắc mắc nhiều nhất. Hãy xem đâu là nhóm thực phẩm cần lưu ý tránh xa nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viêm mũi dị ứng – Nguyên nhân gây giảm chất lượng cuộc sống
Viêm mũi dị ứng là một dạng viêm mũi phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc, do cơ thể hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Lúc này, cơ thể có sự phản ứng lại bằng cách ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu, mệt mỏi,…
Có 2 loại viêm mũi dị ứng gồm:
– Viêm mũi dị ứng theo mùa: xuất hiện do các chất gây dị ứng thực vật, các chất thay đổi theo mùa. Điển hình như là phấn hoa, cỏ cây (cây sồi, cây phong, cây ôliu,..). Ngoài ra, thay đổi thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân chính của viêm mũi dị ứng theo mùa.
– Viêm mũi dị ứng quanh năm: do các dị nguyên có trong môi trường sống như bụi, lông động vật, khói thuốc lá, các loại mỹ phẩm, điều kiện thời tiết khắc nghiệt,…
Nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, không can thiệp thì có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe:
– Viêm xoang cấp tính và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo nên ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang.
– Viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản do phần niêm mạc mũi và xoang mũi bị viêm.
– Khó ngủ, mất ngủ do nghẹt mũi, khó thở. Thiếu tập trung, tỉnh táo vào ngày hôm sau.
– Thị giác bị ảnh hưởng do triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt kèm theo hoặc thói quen dụi mắt mũi.
2. Người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?
2.1. Đồ ăn lạnh
Món ăn mà người viêm mũi dị ứng nên kiêng đó là đồ ăn lạnh. Bởi tình trạng ngứa, rát họng cũng có xuất hiện kèm theo ở người viêm mũi dị ứng.
Việc sử dụng đồ ăn, thức uống lạnh có thể gây ra co thắt phế quản, kích thích các cơn ho nặng hơn và tăng mức độ tiết dịch nhầy ở đường hô hấp. Đặc biệt, một số trường hợp sẽ rơi vào nguy cơ mắc hen suyễn hoặc gây ra đợt hen suyễn cấp vì giữ thói quen ăn uống đồ lạnh thường xuyên.
2.2. Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? – Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa bò là nhân tố dễ gây dị ứng bởi trong thành phần chứa 2 loại protein là Casein và Whey. Nếu Whey tồn tại ở phần lỏng thì Casein sẽ xuất hiện trong phần rắn của sữa khi lắng lại – cả hai đều có khả năng kích hoạt dị ứng. Do đó, người bệnh không nên sử dụng sữa bò để giảm thiểu mức độ triệu chứng hiệu quả.
Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai,… người bệnh cần ngưng cung cấp vào cơ thể bởi nhóm thực phẩm này cũng gây tiết dịch nhầy ở họng và mũi nhiều hơn nên. Từ đó, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây viêm xoang.
2.3. Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia
Chất phụ gia vốn được tìm thấy trong các thực phẩm đóng gói sẵn với mục đích bảo quản và cải thiện hương vị. Mặc dù đem lại nhiều tiện lợi trong nấu nướng, nhưng các chất phụ gia này lại là “kẻ thù” của viêm mũi dị ứng.
Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng các đồ tươi sống, tự nấu ăn là cách tốt nhất để hạn chế mức độ viêm mũi dị ứng và tần suất ho, hắt hơi xuất hiện.
2.4. Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Đồ cay nóng, chua
Nhiều người nghĩ rằng đồ cay nóng, chua không nằm trong danh sách những đồ cần kiêng ăn của người viêm mũi dị ứng. Nhưng thực tế đây là nhóm thực phẩm gây ra tình trạng rát họng, nghẹt mũi tồi tệ hơn. Nguyên nhân là khi hấp thụ đồ cay nóng thì cơ thể sẽ tích nhiệt gây nóng trong và hệ hô hấp sản sinh nhiều dịch nhầy hơn làm tắc nghẽn mũi họng. Một số món ăn “khoái khẩu” cần tránh xa như: lẩu cay, món ăn nhiều tương ớt, dưa chua,…
Không chỉ ảnh hưởng tới mũi, đồ cay nóng cũng ảnh hưởng tới dạ dày nghiêm trọng và gây ra viêm dạ dày.
2.5. Nhóm thực phẩm gây dị ứng
Viêm mũi dị ứng có thể do các yếu tố dị ứng trong thực phẩm hàng ngày mà không ai hay biết. Nhóm thực phẩm gây dị ứng đó là:
– Một số loại hạt có thể gây ngứa họng và ảnh hưởng đến mũi: hạt điều, hạt dẻ, hạt bí,…
– Thịt gà
– Động vật có vỏ như cua, ốc, tôm, sò,…
– Trứng
– Nhóm thực phẩm hải sản bởi có tính lạnh cao nên dễ gây dị ứng
Kiêng ăn những thực phẩm trên để giảm thiểu triệu chứng là điều cần thiết nhưng người bệnh cần có kế hoạch cụ thể. Nếu cắt giảm đột ngột và kiêng khem quá đà sẽ làm cho cơ thể yếu đuối, kém sức chịu đựng với mọi thay đổi thời tiết. Hạn chế từ từ, có khoa học sẽ giúp cơ thể có thời gian thích nghi và đảm bảo sức khỏe hơn.
3. Chủ động thăm khám tại cơ sở y tế uy tín
Bên cạnh hiểu biết về việc viêm mũi dị ứng không nên ăn gì thì người bệnh cũng cần tự giác thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Kịp thời kiểm tra trực tiếp với bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm sẽ biết được chẩn đoán chính xác bệnh lý và nhận được tư vấn điều trị hiệu quả. Hơn nữa, người bệnh sẽ biết được những việc nên và không nên trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Kiểm tra sức khỏe tại địa chỉ bệnh viện uy tín đem lại sự an tâm cho người bệnh, tránh những rủi ro của việc tự ý mua thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian không rõ nguồn gốc.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì. Nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để nhận được phương thức điều trị phù hợp nhất