Viêm khớp ngón chân là bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình vận động đi lại của người bệnh do sự bào mòn, thoái hóa của sụn khớp.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về viêm khớp ngón chân
Như đã biết, ngón chân là bộ phận quan trọng trong việc đi lại và vận động hàng ngày, Đặc biệt, nó còn phải chịu gấp đôi trọng lượng của cơ thể người khi ở tư thế đứng hoặc di chuyển. Do đó khi các khớp ngón chân phải vận động quá nhiều dễ dẫn đến ăn mòn sụn khớp, làm xương cọ xát vào nhau gây đau đớn, dẫn đến viêm khớp các ngón chân.
1.1. 7 Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp ngón chân
Sau đây là 7 triệu chứng lâm sàng phổ biến của bệnh này, từ đó giúp nhận biết để thăm khám và điều trị kịp thời.
– Đau khớp: Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên khi bệnh nhân mắc viêm khớp ngón chân. Có người bị đau nhức ở các ngón chân hoặc chỉ duy nhất ngón chân cái. Cơn đau được ví như có vật thể sắc nhọn đâm vào khi di chuyển. Điều này làm cản trở việc đi lại hàng ngày của người bệnh.
– Cứng khớp: Khi các sụn khớp theo thời gian bị bào mòn sẽ làm tổn thương dịch khớp, gây viêm các mô. Từ đó, các khớp ở ngón chân bị cứng lại, khó co duỗi.
– Sưng khớp: Dấu hiệu này có thể nhìn bằng mắt thường, quan sát thấy các khớp ở ngón bị sưng đỏ tấy, sờ vào thấy cảm giác nóng rát. Đặc biệt, triệu chứng này đặc biệt rõ ràng vào lúc sáng sớm và khi đi giày.
– Phát ra tiếng răng rắc: Âm thanh này xuất hiện khi người bệnh bị suy giảm sụn khớp, dịch khớp giảm, làm xương cọ xát vào nhau.
– Ngón chân biến dạng: Lúc này, ngón chân của người bệnh sẽ sưng to, đầu ngón cái chuyển hướng, các ngón khác biến dạng cong vẹo.
– Bàn chân nóng bỏng: Viêm làm cho cơ thể vận chuyển máu nhiều tới chân nhiều hơn nên bạn sẽ cảm thấy nóng bàn chân. Thậm chí, vùng da quanh khớp đỏ và mềm khi chạm vào.
– Khó cử động khớp: Trên xương khớp ngón chân bắt đầu xuất hiện các gai xương, làm gồ ghề các cạnh xương, các khớp từ đó khó cử động, cảm giác như bị kẹt và đau đớn xuất hiện khi đi lại.
1.2. Viêm khớp ngón chân có nguy hiểm không?
Thực tế, bệnh viêm khớp các ngón chân không phải là bệnh thuộc cơ xương khớp nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, hay gây tàn phế suốt đời. Tuy nhiên, khi đau khớp ngón chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua, mà cần đi gặp bác sĩ ngay.
– Bệnh gout: Do rối loạn chuyển hóa axit uric nên dễ gây ra các bệnh về xương khớp chân.
– Thoái hóa khớp ngón chân: Khi xương khớp ngón chân bị thoái hóa dễ dẫn đến việc đi lại gây khó khăn.
– Đau khớp ngón chân dạng thấp
2. Nguyên nhân gây bệnh
Trước khi tiến đến bước điều trị bệnh, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất đối với mỗi trường hợp mức độ bệnh.
– Do chấn thương: Việc làm tổn thương khớp ngón chân do hậu quả để lại từ tai nạn chấn thương xe cộ, hoạt động thể thao dùng sức chân nhiều, vật nặng rơi vào chân,… có thể gây suy giảm sụn khớp nếu để tình trạng không đi chữa trị.
– Do tuổi tác: Khi về già, quá trình lão hóa xương khớp tăng nhanh, đặc biệt ở độ tuổi từ 40 trở đi.
– Do thói quen lười vận động: Thói quen lười vận động, nằm nhiều, ngồi nhiều…một trong những sở thích của giới trẻ hiện nay làm dịch và sụn khớp suy giảm, rối loạn, dẫn đến tổn thương khớp.
– Do thừa cân, béo phì: Ngón chân là cơ quan chịu áp lực nặng nhất khi tải trọng lượng của cơ thể. Do đó, khi bạn để bản thân béo phì gây 1 lực đè nặng lên các khớp ngón chân làm tổn thương ngón.
3. Điều trị như thế nào?
Sau khi hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
– Nếu bệnh ở mức nhẹ, việc sử dụng thuốc giảm đau và giảm sưng tấy là cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng điều trị vật lý bằng các bài tập thể dục nhẹ để cải thiện hệ xương khớp.
– Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp làm chậm quá trình lão hóa xương. Đó là nhóm hoa quả như cam, quýt, xoài…và nhóm giàu omega 3 (các loại cá: cá thu, cá hồi,…).
– Chườm đá ở chân để giảm đau, đẩy nhanh phục hồi
– Cho chân có thời gian nghỉ ngơi: Bạn nên tránh vận động nặng, đi lại nhiều để ngón chân có thời gian phục hồi các khớp.
– Khám sức khỏe chuyên khoa cơ xương khớp định kỳ
– Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc và các biện pháp trên không có hiệu quả và bệnh ở giai đoạn nặng. Có thể là thay khớp, phẫu thuật hàn cứng hoặc cắt bỏ u xương,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về bệnh viêm đau khớp ngón chân, từ đó các bạn có thể tìm ra cho mình biện pháp điều trị phù hợp.