Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn mạn tính khiến hệ miễn dịch tấn công các mô cơ thể. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, gây sưng, xói mòn xương và biến dạng khớp. Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả mắt. Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt như thế nào qua bài viết sau.

1. Viêm khớp dạng thấp gây khô mắt

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt, thường dẫn đến khô mắt.

Viêm khớp dạng thấp thường dẫn đến khô mắt.

Viêm khớp dạng thấp thường dẫn đến khô mắt. Bệnh có thể ảnh hưởng tới tuyến lệ đạo khiến lượng nước mắt sản xuất ra bị sụt giảm. Ngoài ra viêm tuyến dầu trên các cạnh của mí mắt cũng có thể khiến lớp màng nước mắt che phủ trước giác mạc bị phá vỡ.
Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn dịch xảy ra trong khoảng 10 -15% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Trong hội chứng này các tế bào máu trắng dư thừa tích tụ ở ở các tuyến lệ đạo (cấu trúc sản xuất nước mắt trong mắt) và tuyến nước bọt, làm giảm bài tiết nước mắt và nước bọt, gây khô miệng và khô mắt.

2. Viêm khớp dạng thấp gây viêm ở mắt

Một bệnh khác liên quan tới viêm khớp dạng thấp là viêm thượng củng mạc, gây đỏ mắt và khó chịu cho người bệnh.

Một bệnh khác liên quan tới viêm khớp dạng thấp là viêm thượng củng mạc, gây đỏ mắt và khó chịu cho người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra một số bệnh khác đặc trưng bởi tình trạng viêm của mắt. Những bệnh này thường xảy ra ở các trường hợp có rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô ở những phần khác nhau của mắt. Một trong những bệnh này là viêm màng bồ đào. Đây là tình trạng sưng của một số bộ phận nhất định trong mắt, bao gồm mống mắt, màng mạch (một lớp mạch máu lót mắt) và thể mi.
Viêm màng cứng mắt (Scleritis) cũng là một bệnh về mắt có liên quan với một bệnh khác mà ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Viêm màng cứng mắt xảy ra khi màng cứng (hay còn gọi là phần màu trắng cửa mắt) bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Biểu hiện của bệnh là phần lòng trắng của mắt rất đau và chuyển màu tím.
Một bệnh khác liên quan tới viêm khớp dạng thấp là viêm thượng củng mạc (episcleritis). Viêm thượng củng mạc là tình trạng viêm của lớp màng bao bọc phần màng cứng của mắt, gây đỏ mắt và khó chịu cho người bệnh.

3. Viêm khớp dạng thấp gây mất thị lực

Đục thủy tinh thể có thể phát triển từ tình trạng viêm kéo dài ở mắt.

Đục thủy tinh thể có thể phát triển từ tình trạng viêm kéo dài ở mắt.

Tình trạng viêm kéo dài ở mắt có liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới các biến chứng như mất thị lực, đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp. Cụ thể viêm mô mắt và các tuyến do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng tới cân bằng giữa lượng thủy dịch (chất dịch lưu thông trong mắt) được tiết ra trong mắt với lượng thủy dịch được thải ra ngoài mắt, dẫn đến nhãn áp cao hơn bình thường. Mức nhãn áp cao có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp và các triệu chứng liên quan như mờ mắt, đau mắt và một phần hoặc toàn mất thị lực.

Đục thủy tinh thể có thể phát triển từ tình trạng viêm kéo dài ở mắt. Đục thủy tinh thể xảy ra khi phần trong suốt của thủy tinh thể trở nên mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital