Viêm kết mạc bờ mi còn có tên gọi khác là đau mắt đỏ, bệnh này có thể lây lan để trở thành dịch, đỉnh điểm nhất là vào mùa xuân và mùa hè.
Viêm kết mạc là một bệnh liên quan đến mắt khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm cho mắt cũng không ảnh hưởng đến thị lực nhưng lại gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người mắc. Tuy là căn bệnh đơn giản nhưng bệnh nhân cũng không nên coi thường và không điều trị bệnh. Bệnh cần được xử lý kịp thời và phòng tránh mắc lại.
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin về bệnh viêm kết mạc viêm bờ mi
1.1 Khái niệm viêm kết mạc bờ mi
Bệnh viêm kết mạc là tình trạng xung huyết các mạch máu trên bề mặt nhãn cầu, khiến cho kết mạc mắt bị sưng phù lên và gây đỏ mắt. Điều này làm bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Tuy nói bệnh không ảnh hưởng đến thị lực sau khi khỏi nhưng ngay tại lúc mắc bệnh, có thể khiến tầm nhìn bị giảm, mắt sẽ cảm thấy nhìn mờ hơn.
Bệnh viêm kết mạc có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thường thấy nhất ở những thời điểm thời tiết chuyển mùa. Bệnh này có thể lây lan, nếu không được kiểm soát có thể trở thành dịch đau mắt đỏ.
1.2. Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc bờ mi
Bệnh viêm kết mạc sẽ có những biểu hiện khác nhau khi nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể là:
– Viêm kết mạc do virus xâm nhập:
+ Phần kết mạc của mắt đỏ lên
+ Bệnh nhân có cảm giác ngứa mắt, mắt bị nổi cộm và chảy nhiều nước mắt
+ Mi mắt bị phù nề, một số trường hợp xuất hiện giả mạc trong mắt
+ Có thể có cảm giác chói mắt, thị lực giảm khi bị biến chứng
+ Có thể xuất hiện kèm thêm các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, nổi hạch, viêm họng…
+ Mắt có thể bị đau một hoặc cả hai bên
– Viêm kết mạc do vi khuẩn tấn công
+ Có nhiều gỉ mắt màu xanh hoặc vàng dính trên mắt, nhất là sau khi thức dậy
+ Chảy nước mắt nhiều kèm theo cảm giác ngứa mắt
+ Kết mạc mắt có màu đỏ
+ Nếu để lâu vi khuẩn có thể gây ra tình trạng loét giác mạc
+ Do nguyên nhân vi khuẩn thì mắt có thể đau cả hai bên hoặc chỉ một bên
– Viêm kết mạc do bị dị ứng
+ Do sự thay đổi thời tiết dẫn đến kết mạc mắt bị sưng nề và đỏ lên
+ Chảy nước mắt và cảm giác ngứa mắt
+ Do nguyên nhân dị ứng nên sẽ thường kèm theo triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi
+ Bệnh sẽ xuất hiện ở cả hai mắt
1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân để gây nên bệnh viêm kết mạc, nhưng về cơ bản sẽ có những nhóm nguyên nhân chính sau đây:
– Tác nhân là vi khuẩn
Các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào mắt và các cơ quan khác của người bệnh và tấn công chúng rồi gây bệnh , gây nên những viêm nhiễm cho giác mạc. Những loại vi khuẩn này có ở khắp mọi nơi như trong không khí, những đồ vật xung quanh, cây cối con vật. Môi trường càng ô nhiễm thì càng nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh. Có thể bệnh do chính những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh gây ra, cũng có thể lây bệnh do tiếp xúc với các dịch tiết ở mắt của người bệnh như khi dùng chung khăn rửa mặt.
Có một số trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra khá nguy hiểm mà người mắc cần phải chú ý như sau:
+ Vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Gram lây qua con đường tình dục hoặc từ mẹ sang con. Nếu mẹ đẻ thường mà đang nhiễm bệnh, trẻ sau khi sinh ra thường mắc viêm kết mạc hoặc các bệnh bẩm sinh về mắt. Những người lớn trưởng thành cũng có thể nhiễm loại vi khuẩn này và bị viêm kết mạc. Bệnh thường có diễn tiến nhanh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng như loét giác mạc, thủng mắt. Vì vậy người mắc cần để ý phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh chóng.
+ Loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis, thuộc vi khuẩn typ huyết thanh A-C, sau khi xâm nhập và gây bệnh sẽ mang đến những dấu hiệu bệnh như: nổi cộm mắt, mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, có thể dẫn đến sẹo kết mạc, đau mắt hột nếu không được chữa trị sớm.
– Tác nhân bệnh là virus
Khoảng 80% các bệnh nhân bị viêm kết mạc là do yếu tố virus gây nên. Các loại virus gây bệnh gồm có Enterovirus, Herpes simplex, Herpes zoster…Thông thường viêm kết mạc do virus sẽ lành tính hơn và có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách .
– Tác nhân do bị dị ứng
Có những tác nhân sau có thể gây ra chứng dị ứng như: mỹ phẩm, lông động vật, khói bụi, thuốc lá, nhiệt độ không khí…Những tác nhân này có thể bắt gặp ở mọi nơi nên cách để không bị viêm kết mạc do dị ứng là hãy tránh xa những tác nhân gây ra bệnh dị ứng.
Thêm vào đó, viêm kết mạc không chỉ là một bệnh mà nó còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: kết mạc co rút, kết mạc bị dính toàn phần hoặc 1 phần, bệnh giảm thị lực…
2. Cần làm gì để điều trị viêm kết mạc?
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh là gì mà sẽ có những cách để điều trị bệnh khác nhau.
– Đối với viêm kết mạc do virus: Bệnh không cần điều trị quá phức tạp mà hầu như có thể tự khỏi được. Điều trị bệnh này chủ yếu bám theo điều trị các triệu chứng. Cụ thể như: Chườm mát cho bệnh nhân dễ chịu hơn, nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt, vệ sinh mắt sạch sẽ để tránh vị khuẩn gây bội nhiễm.
– Đối với viêm kết mạc do vi khuẩn: Cần đi khám để được bác sĩ kê các đơn thuốc nhỏ mắt, tra mắt bằng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh.
– Đối với viêm kết mạc do dị ứng: Khi bị dị ứng nói chung và viêm kết mạc nói riêng, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây nên dị ứng và tránh xa những tác nhân đó, sau đó điều trị bệnh bằng các thuốc chống dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.
3. Cần lưu ý những gì khi mắc viêm kết mạc bờ mi
Tuy đây là một bệnh lý khá nhẹ nhàng và không gây nguy hiểm cho mắt nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại những di chứng. Chính vì vậy, mọi người nên tìm cách để phòng bệnh viêm kết mạc.
Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc có thể lây lan và bùng thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Chính vì vậy, cần lưu ý những vấn đề sau để bệnh luôn trong tầm kiểm soát, không lây lan ra trong cộng đồng:
– Khi mắc bệnh viêm kết mạc, người bệnh không nên đi nhiều ra ngoài, nên ở trong môi trường tránh tiếp xúc với nhiều người, để không lây sang người khác cũng không làm bệnh bị tăng nặng khi phải tiếp xúc với khói bụi.
– Không sử dụng chung các đồ cá nhân với người khác.
– Tạo thói quen rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, nhất là sau khi chạm và mắt mũi miệng.
– Khi cần ra ngoài nên đeo kính bảo vệ mắt.
– Thăm khám sớm nếu thấy mắt có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm kết mạc bờ mi, hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.