Khi bị viêm họng nên làm gì để bệnh nhanh khỏi và phục hồi sức khỏe từ sớm? – Đây là thắc mắc cần thiết nhằm giúp công tác chữa bệnh thêm nhanh chóng và việc phòng ngừa bệnh sau này hiệu quả hơn. Hãy cùng TCI tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và hành động kịp thời, đúng cách khi đối phó với tình trạng viêm họng trong đời sống.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở khu vực hầu họng, thường do virus, vi khuẩn gây nên, điều hình tới tình trạng đau rát cổ họng, nhất là khi nuốt. Việc đánh giá các biểu hiện bệnh và kiểm tra triệu chứng thực thể, cận lâm sàng là điều cần thiết trong chẩn đoán để xác định đúng về bệnh.
1.1. Nguyên nhân viêm họng
Nhiễm virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính hình thành bệnh viêm họng. Trong đó, một số loại vi khuẩn như phế cầu tụ cầu, liên cầu khuẩn beta tan huyết có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Một số yếu tố hình thành viêm họng dễ bắt gặp trong cuộc sống mà chúng ta cần để ý phòng ngừa như:
– Ăn uống quá nóng, quá lạnh hoặc các đồ kích ứng tới niêm mạc họng và viêm nhiễm.
– Sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc lá, khói bụi, … khiến lớp niêm mạc họng bị kích ứng và hình thành tổ chức viêm.
– Lạm dụng điều hòa
– Thời tiết lạnh, môi trường ô nhiễm nhưng không bảo vệ mũi họng cẩn thận.
– Có bệnh viêm đường hô hấp
– Trào ngược dạ dày thực quản
– Suy giảm miễn dịch
– Có khối u khu vực cổ họng hoặc lưỡi
1.2. Triệu chứng bệnh
Bên cạnh những triệu chứng điển hình như đau họng, sưng hạch, nuốt khó, ho, sốt, mệt mỏi, khàn tiếng, mất tiếng… khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ soi họng nhằm chẩn đoán giai đoạn của bệnh là thể cấp tính, mạn tính hay viêm họng hạt, cũng như phân biệt với các bệnh lý khác. Khi này, có thể thấy niêm mạc họng đỏ, xung huyết. Vùng vách họng có thể có các mụn đỏ, có dịch nhầy hoặc mủ trên bề mặt.
Một số thể bệnh có thể kèm theo cảm giác ngứa họng, buồn nôn, ù tai, đau đầu,… Bệnh cũng dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm và thường đi kèm nhiều bệnh lý khác như amidan, sởi, ho gà,… Vì thế, không nên kết luận bệnh và tự ý điều trị khi không phải là người có chuyên môn và kiến thức y học về tai mũi họng. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ tai để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác để điều trị phù hợp.
1.3. Biến chứng viêm họng
Viêm họng không phải là bệnh nghiêm trọng khó chữa. Bệnh có thể đáp ứng điều trị nội khoa tốt khi được điều trị sớm với cách phù hợp thể trạng, bệnh sử và triệu chứng hiện tại. Tuy nhiên, viêm họng có thể để lại nhiều biến chứng nếu người bệnh chần chờ không điều trị hoặc điều trị sai cách:
– Hơi thở có mùi
– Biến chứng viêm tại các bộ phận hô hấp liền kề như: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm VA,…
– Biến chứng bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi,…
– Biến chứng xa nguy hiểm từ viêm họng do liên cầu tan huyết: viêm thận, viêm màng tim, nhiễm độc liên cầu,…
Các bác sĩ tai mũi họng TCI cũng cho biết, biến chứng của viêm họng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh cũng có thể tiên lượng xấu, gây hoại tử vùng cổ và các bệnh lý hô hấp nặng, nhất là với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do đó, không nên chậm trễ việc thăm khám, điều trị viêm họng.
2. Viêm họng nên làm gì để điều trị hiệu quả?
2.1. Thăm khám kịp thời
Khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ viêm họng, cần đến các cơ sở y tế tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám phù hợp. Bên cạnh việc kiểm tra triệu chứng thực thể, khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ cân nhắc việc xét nghiệm máu khi nghi ngờ viêm họng do liên cầu khuẩn để có phương án điều trị phù hợp. Cấy dịch cổ họng cũng là phương pháp cần thiết nhằm chẩn đoán vi khuẩn gây viêm họng trước khi điều trị.
2.2. Thực hiện điều trị theo đơn thuốc và chỉ định dặn dò từ bác sĩ
Hầu hết các trường hợp viêm họng hiện nay khi chưa có biến chứng quá nghiêm trọng có thể áp dụng tốt với các hình thức điều trị nội khoa. Việc sử dụng thuốc trị viêm họng có thể bao gồm: các thuốc giảm đau hạ sốt với người bệnh có tình trạng sốt cao, thuốc làm lỏng chất chầy, thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm ho, các loại xịt họng, súc họng, rửa mũi, nhỏ mũi, khí dung họng,…
Bên cạnh đó, các hướng dẫn nhằm thay đổi thể trạng (cải tạo môi trường, thay đổi lối sống,…), tăng cường vitamin A,C,D là điều cần thiết hỗ trợ bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa sự tái phát của viêm họng.
2.3. Kết hợp các hành động và nếp sinh hoạt cần thiết với người bị viêm họng
Bên cạnh việc thăm khám xác định đúng bệnh, sử dụng đơn thuốc phù hợp và cải thiện thể trạng theo chỉ định của bác sĩ, những phương pháp điều trị tại nhà sau đây cũng là điều cần thiết khi bạn đang suy nghĩ “viêm họng nên làm gì” để đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn:
– Nghỉ ngơi phù hợp
– Tránh gió, tránh lạnh
– Bổ sung dinh dưỡng: nên ăn đồ ăn dạng lỏng, mềm, không kích ứng.
– Uống nước ấm
– Vệ sinh răng miệng
– Súc miệng nước muối
– Tránh tiếp xúc với dị nguyên cũng như các yếu tố dễ gây kích ứng như khói thuốc, phấn hoa, bụi, bia rượu,…
Ngoài ra, cần thực hiện các hành động phòng tránh bệnh quay trở lại, nhất là trong giai đoạn cuối điều trị. Cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc các đối tượng có bệnh liên quan đến hô hấp, nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa cũng như môi trường sống và làm việc, điều trị tích cực các bệnh lý mạn tính hoặc các bệnh có liên quan, tiêm phòng định kỳ để bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về bệnh viêm họng, giải đáp cho mình thắc mắc viêm họng nên làm gì và có cho mình cách xử trí, phòng ngừa phù hợp. Điều quan trọng là cần điều trị đúng cách, tránh những biến chứng không mong muốn mà viêm họng có thể gây ra. Chính vì vây, việc thăm khám tại các cơ sở tai mũi họng uy tín là điều cần lưu tâm để bạn luôn khỏe mạnh và không cần lo lắng về bệnh lý này.