Viêm gan virus mạn ít gặp hơn so với viêm gan cấp tính nhưng lại dai dẳng, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Thậm chí bệnh có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các loại viêm gan virus mạn, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị qua bài viết sau:
Menu xem nhanh:
1. Viêm gan virus mạn là gì?
Viêm gan virus mạn là tình trạng viêm gan kéo dài từ 6 tháng trở lên. Bệnh có thể tồn tại trong vài năm thậm chí là vài thập kỷ đeo bám người bệnh. Một số trường hợp, viêm gan mãn tính dần dần làm tổn thương gan rồi dẫn đến xơ gan, suy gan và cả ung thư gan. Đây là bệnh lý không những gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh mà còn hết sức nguy hiểm.
2. Phân loại viêm gan virus mạn
Dưới đây là danh sách các loại viêm gan mãn tính:
2.1 Viêm gan A mạn tính
Đây là bệnh lý lây truyền khi bạn ăn hoặc uống những thực phẩm chứa virus. Viêm gan A được xem là bệnh ít rủi ro nhất vì nhiều người bệnh có thể tự khỏi bệnh. Tuy vậy vẫn có đến 20% số ca bệnh diễn biến nghiêm trọng phải nhập viện. Hiện tại đã có vaccine phòng viêm gan A.
2.2. Viêm gan virus mạn siêu vi B
Việt Nam nằm trong top có tỷ lệ mắc viêm gan B cao nhất thế giới. Người mắc viêm gan B mãn tính sẽ phải đấu tranh dai dẳng với bệnh trong nhiều năm ròng. Bạn có thể bị mắc bệnh qua 3 con đường lây truyền:
– Từ mẹ sang con
– Lây nhiễm qua đường máu: nhận máu của người nhiễm bệnh, tiếp xúc với máu dao cạo, kim tiêm,.. nhiễm bệnh
– Lây truyền qua đường sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ.
2.3. Viêm gan C
Đây là bệnh lý lây truyền qua đường máu cụ thể là khi bạn đi xăm mình, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo, lược, nhíp,… Bệnh viêm gan C rất khó nhận biết vì triệu chứng mơ hồ. Bệnh có thể âm thầm tiến triển sang xơ gan, suy gan cấp rất nguy hiểm.
2.4. Viêm gan virus mạn siêu vi D
Bệnh viêm gan D mãn tính thường chỉ xảy ra khi bạn bị mắc viêm gan B. Bệnh có thể lây qua đường sinh hoạt tình dục không an toàn hoặc từ mẹ sang con. Bệnh điều trị rất khó khăn đặc biệt nếu người bệnh đã bị nhiễm viêm gan B thì quá trình chữa sẽ gặp nhiều gian nan.
2.5. Viêm gan virus E mạn
Bệnh viêm gan E thường chủ yếu xuất hiện ở châu A, Mexico, Ấn Độ và Châu Phi. Đặc biệt bệnh có thể bùng phát thành dịch phức tạp, khó kiểm soát. Tương tự như viêm gan A, người bệnh mắc viêm gan E qua đường ăn uống thực phẩm nhiễm bệnh.
3. Triệu chứng của viêm gan virus mạn
Trong giai đoạn đầu viêm gan virus mạn, các triệu chứng rất mờ nhạt và thường dễ lẫn với bệnh cúm. Do đó bạn cần để ý những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể để kịp thời thăm khám. Tuyệt đối không được xem nhẹ những dấu hiệu tưởng chừng như cúm thông thường.
Các biểu hiện phổ biến của viêm gan mãn tính bao gồm:
– Đau vùng bụng phải
– Chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng
– Cơ thể uể oải, mệt mỏi, không có sức sống
– Buồn nôn
– Sốt nhẹ
– Vàng da, vàng mắt
– Nước tiểu có màu sậm
– Phân màu sáng
…
4. Chẩn đoán viêm gan virus mạn
Nếu bạn có 1 trong các biểu hiện kể trên nghi ngờ viêm gan hãy đến thăm khám ngay tại cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm máu để kiểm tra xem có xuất hiện kháng thể không.
Bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể bạn lấy sinh thiết gan hoặc mẫu mô gửi đến phòng thí nghiệm, siêu âm gan để đánh giá mức độ tổn thương gan. Ngay cả khi các dấu hiệu bệnh biến mất, bạn vẫn cần lấy mẫu máu để xác định tình hình xem bệnh của chuyển biến từ cấp tính (nhiễm trong vòng 6 tháng) sang dạng mãn tính (tồn tại hơn 6 tháng) hay không.
5. Điều trị viêm gan mãn tính
Đây 1 cuộc chiến lâu dài đòi hỏi bạn cần kiên định và quyết tâm cao độ mới có thể chiến thắng viêm gan virus mạn. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào virus gây bệnh, giai đoạn bệnh và thể trạng mỗi người. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chuyên biệt gồm các loại thuốc ức chế virus cho người bệnh. Bạn chỉ cần nhập viện nếu xuất hiện những triệu chứng năng như nôn thường xuyên, không thể ăn uống,…
Thời gian điều trị viêm gan mãn sẽ khác nhau tùy từng người. Khi tạo được kháng thể và có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được đánh giá là khỏi bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:
– Không hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, chất kích thích
– Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
– Đa dạng thực đơn đảm bảo đủ 4 nhóm chất tinh bột, chất đạm, vitamin, chất béo
– Uống nhiều nước để tăng cường chức năng thanh lọc, giải độc gan
– Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm rõ nguồn gốc
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao đề kháng cơ thể
Trên đây là các kiến thức hữu ích xoay quanh viêm gan virus mạn. Viêm gan là 1 căn bệnh thầm lặng rất khó nhận biết nhưng để lại hậu quả khôn lường. Khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính việc điều trị bệnh rất khó khăn, tốn kém. Chúc bạn luôn có 1 lá gan khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống!