Viêm đại tràng gây sốt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề. Dấu hiệu này gây tác động ra sao đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết để tìm giải pháp.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết bệnh viêm đại tràng
Trước khi tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng gây sốt bạn cần xác định bệnh viêm đại tràng là gì. Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm làm ảnh hưởng tới cuộc sống. Đây là bệnh có tỷ lệ xuất hiện ngày càng cao ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
2. Mức độ nguy hiểm của viêm đại tràng gây sốt
Theo thể trạng và cơ địa của mỗi người sẽ có các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng khác nhau. Bạn đừng bao giờ chủ quan khi cơ thể có những thay đổi bất thường. Nếu người bệnh bị viêm đại tràng có triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, sốt thì tuyệt đối không nên coi thường. Đây là triệu chứng cảnh báo viêm đại tràng cấp do bị nhiễm vi khuẩn. Bệnh tiêu chảy thông thường sẽ nhanh chóng khỏi sau vài ngày, Tuy nhiên cần cảnh giác khi đi đại tiện phân lỏng kèm theo sốt trong nhiều tuần liền.
Viêm đại tràng gây sốt nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính rất nguy hiểm và khó điều trị. Đồng thời giai đoạn nặng hơn có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy nếu bị sốt, bạn cần mau chóng tới bệnh viện khám và theo dõi tình hình. Trường hợp sốt cao bạn cần hạ sốt như chườm khăn ấm, mặc quần áo thoáng mát, uống thuốc hạ sốt,…để giảm nhiệt độ.
3. Một số dấu hiệu mắc bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng gây ra nhiều dấu hiệu khác nhau ở mỗi người. Ngoài viêm đại tràng gây sốt thì bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện sau:
3.1 Mệt mỏi, suy nhược
Thể trạng và sức khỏe của người bệnh đột ngột thay đổi. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chướng bụng, chán ăn, trí nhớ kém,….Nếu bệnh được phát hiện muộn sẽ xuất hiện thêm triệu chứng sụt cân, thiếu máu, tắc nghẽn đường ruột do khối u phát triển lớn và có thể dẫn tới tử vong,
3.2 Đau bụng khi bị viêm đại tràng gây sốt
Đau bụng là một trong các dấu hiệu thường gặp khi bị viêm đại tràng. Cơn đau bụng xảy ra thường xuyên nhất là ở vùng đại tràng gan góc ( phần hố chậu ở hai bên sườn trái và phải). Cơn đau có thể lan dọc theo toàn bộ khung đại tràng, đau quặn vùng bụng, vùng dưới rốn. Sau khi đi ngoài người bệnh sẽ cảm thấy đỡ hơn. Tuy nhiên đa số trường hợp người bệnh thường gặp khó khăn trong việc đi ngoài.
3.3 Tính chất phân thay đổi bất thường
Viêm đại tràng khiến người bệnh bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ xảy ra thường xuyên. Khi đi đại tiện phân có lẫn dịch nhầy, máu, cảm giác đau rát vùng hậu môn sau khi rặn. Vùng bụng thường có cảm giác sôi sục khó chịu và mắc đi đại tiện nhiều lần. Nếu bệnh nhân bị táo bón thì sự khó chịu càng tăng lên.
3.4 Sụt cân khi bị viêm đại tràng gây sốt
Nếu bạn đang không ăn kiêng hay thực hiện bất cứ chế độ giảm cân nào mà cân nặng tụt đột ngột thì cần lưu ý. Đại tràng bị viêm khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể kém đi. Tình trạng cơ thể mất nước cũng khiến cân nặng bị sụt giảm trầm trọng.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng có kèm sốt
Nếu bị viêm đại tràng kèm sốt bạn cần sử dụng các biện pháp như chườm ấm, hạ sốt để giảm nhiệt độ tạm thời. Sau đó bạn cần tới bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp. Tránh việc chủ quan không điều trị đến nơi đến chốn sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.1 Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị bằng nội khoa vẫn phổ biến và được ưu tiên nhất do tính hiệu quả mà nó mang lại. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị là:
– Thuốc chống viêm
– Thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng ( Loại thuốc này phải có đơn kê của bác sĩ)
– Thuốc chống co thắt và đau đại tràng. Công dụng chính của thuốc là điều hòa rối loạn cơ năng, nhu động ruột, giảm đau. Loại thuốc này còn hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn vận động của đại tràng
Điều trị nội khoa có tác động trực tiếp đến khu vực bị viêm nhiễm. Thuốc có hiệu quả nhanh chóng cả trong trường hợp viêm đại tràng bị sốt. Tuy nhiên để thuốc phát huy hiệu quả tối đa bệnh nhân cần tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý thay đổi liều lượng hay thời gian uống thuốc để hạn chế khả năng bệnh chưa được chữa khỏi triệt để.
4.2 Phẫu thuật
Mặc dù điều trị nội khoa mang lại hiệu quả cao nhưng không phải tất cả các trường hợp điều trị đều thành công. Với những trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì cần can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp gây nhiều đau đớn và có tính rủi ro cao. Chính vì vậy kỹ thuật này chỉ được sử dụng trong các trường hợp bất khả kháng.
4.3 Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt theo khoa học
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế thì bạn cần kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
– Ăn nhiều thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, kim chi, phô mai,…
– Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây giàu vitamin: Cam, chuối, bơ, đu đủ,…
– Nên uống nhiều nước mỗi ngày
– Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo vì chúng làm ruột co bóp nhiều hơn khiến người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy
– Các thực phẩm sống như: Gỏi cá, tiết canh, rau sống,…
– Các loại rau củ gây đầy hơi, chướng bụng: Hành tây, bắp cải, tỏi,…
– Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng,…
Lời khuyên về thói quen sinh hoạt cần thực hiện:
– Nên chia thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no hoặc nhịn đói
– Nên ăn vào giờ cố định trong ngày và không được bỏ bữa sáng
– Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không nên vận động hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. Việc làm này vô tình sẽ làm hệ tiêu hóa bị tổn thương gây ra đầy bụng
– Nên ăn chậm và nhai kỹ
– Thường xuyên tập thể dục
Viêm đại tràng gây sốt rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh vì vậy bạn không nên chủ quan. Chính vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể bạn nên tới bệnh viện để thăm khám. Bệnh được điều trị càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng. Ngược lại nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ đe dọa tới tính mạng.