Đại tràng co thắt là gì, căn bệnh này có dấu hiệu như thế nào, làm gì để giảm các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy… của căn bệnh này?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đại tràng phổ biến ảnh hưởng đến ruột già, gây ra những cơn đau dữ dội. Pphụ nữ và người lớn tuổi thường gặp viêm đại tràng co thắt.
1.1 Phân loại viêm đại tràng co thắt là gì
Tùy theo triệu chứng, bệnh đại tràng co thắt được chia làm 3 loại:
– Loại 1: Đau bụng kèm tiêu chảy
– Loại 2: Đau bụng kèm táo bón
– Loại 3: Đau bụng kèm tiêu chảy hoặc táo bón
1.2 Nguyên nhân viêm đại tràng co thắt là gì?
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm đại tràng co thắt, tuy nhiên có một vài giả thiết về các lý do dễ dẫn tới bệnh như:
– Rối loạn nhu động ruột
– Nhiễm khuẩn do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
– Chế độ ăn không hợp lý
– Tâm lý không ổn định, rối loạn tinh thần, stress, trầm cảm…
– Rối loạn nội tiết tố
1.3 Dấu hiệu bệnh đại tràng co thắt là gì
– Đi ngoài vào buổi sáng
– Sau khi ăn nhiều đồ đạm, tanh, dầu mỡ bị tiêu chảy
– Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng bất cứ lúc nào
– Đi ngoài vào buổi sáng
– Cảm giác đi ngoài không hết, đi xong lại muốn đi tiếp
– Nếu để ý có thể thấy chất nhầy trong phân.
2. Cách chữa viêm đại tràng co thắt là gì?
2.1 Cách trị viêm đại tràng co thắt là bằng phương pháp dân gian
2.1.1 Cây lược vàng chữa đại tràng co thắt
Cây lược vàng có khả năng kháng viêm, làm chậm quá trình oxy hóa, kích thích tăng đề kháng của cơ thể. Dân gian cho rằng lược vàng giảm viêm loét ở dạ dày tá tràng đồng thời kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Cách sử dụng lược vàng chữa cho thắt:
– Hãm nước sôi: Cắt nhỏ thân và lá cây lược vàng cho vào bình thủy tinh hãm với 1 lít nước sôi trong vòng 12 tiếng. Uống nhiều lần trong ngày.
– Nhai sống trước bữa ăn ngày 3 lần.
2.1.2 Sử dụng củ riềng
Theo Đông Y, riềng có công dụng chống nôn, làm ấm tì vị, tăng cường chức năng tì thổ, chữa viêm đại tràng co thắt và đau bụng. Trong củ riềng chứa polysaccharide kích thích hệ lưới nội mô, tăng tế bào rỉ viêm phúc mạc và tế bào lá lách có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Cách chữa đại tràng với củ riêng như sau:
– Rửa sạch 20g riềng tươi, thái lát và cho thêm 20g lá lốt vào ấm hãm nước sôi. Đợi 20 phút sau đó rót nước uống dần trong ngày.
– Rửa sạch 20g riềng tươi với 20g lá nhót, 20g lá mã đề hãm với nước sôi. Uống mỗi ngày 2-2 lần.
2.1.3 Nghệ và mật ong chữa viêm đại tràng co thắt
Mật ong được coi là vị thuốc quý bổ tỳ vị, giải độc, giảm đau, sát khuẩn tốt. Sử dụng mật ong hỗ trợ phòng ngừa suy nhược thần kinh, tăng cường thể lực toàn thân.
Nghệ vàng giàu curcumin chống và làm lành các vết viêm loét, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Nghệ và mật ong là bài thuốc điển hình cho nhiều vấn đề về đại tràng và tiêu hóa.
- Lấy khoảng 50g nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước. Trộn với 3 thìa mật ong nguyên chất. Uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn.
- Lấy khoảng 2 thìa cà phê bột nghệ trộn với 1-2 thìa mật ong và sử dụng. Kiên trì thực hiện khoảng 1 tháng để nhận thấy tác dụng.
2.1.4 Lá mơ lông chữa đại tràng co thắt
Lá mơ lông là rau ăn kèm phổ biến dùng với các loại thực phẩm giàu đạm. Lá mơ lông có nhiều tác dụng tốt với bệnh nhân đại tràng và được ông cha ta sử dụng từ nhiều đời nay.
- Rửa sạch lá mơ lông. để ráo nước sau đó thái nhỏ. Dùng 1 quả trứng gà trộn đều lên hấp cách thủy. Ăn mỗi ngày 2 lần.
- Không nên chiên trứng gà lá mơ với quá nhiều dầu mỡ. Viêm đại tràng có thể được cải thiện sau khoảng 5-6 ngày.
2.1.5 Lá ổi chữa viêm đại tràng co thắt
Trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất flavonoid được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau, kháng khuẩn, cầm tiêu chảy tốt. Áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt từ lá ổi giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
– Rửa sạch 50g búp lá ổi non, cho vào nồi sắc với 2 bát nước đầy.
– Đun với ngọn lửa nhỏ từ 15-20 phút sau đó dùng nước này uống trong ngày. Mỗi lần dùng một chén nước nhỏ, sử dụng thường xuyên để có tác dụng tốt.
2.2 Cách trị viêm đại tràng co thắt là gì bằng lối sống và ăn uống
2.2.1 Chế độ ăn uống
– Ăn nhiều chất xơ: Giảm tình trạng phân lỏng và rối loạn nhu động ruột. Bổ sung chất xơ thông qua trái cây, rau củ, ngũ cốc là cách hiệu quả nhất để giảm kích ứng ruột.
– Ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá: Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích gây co thắt và khiến bệnh đại tràng tệ hơn. Ngưng sử dụng các loại rượu còn ngăn ngừa bệnh đại tràng tái phát trong tương lai.
– Hạn chế đồ ăn khó tiêu, dễ gây đầy bụng: Như dưa muối, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống, chưa được chế biến kỹ.
– Sử dụng thuốc: Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ giảm bớt một số triệu chứng co thắt đại tràng. Giảm tiêu chảy, co thắt đồng thời có thể giảm các cơn đau nghiêm trọng của bệnh.
2.2.2 Thay đổi lối sống
– Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng, áp lực bằng cách nâng cao sức khỏe tinh thần để giảm các triệu chứng của co thắt đại tràng.
– Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn. Đối với người viêm đại tràng co thắt, vận động cơ thể giúp khắc phục các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tạo tâm lý thoải mái, thư thái, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trên đây là các cách chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả. Nếu như biểu hiện đau không giảm hoặc có các triệu chứng nặng hơn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được điều trị thích hợp. Viêm đại tràng co thắt là bệnh tái lại nhiều lần, không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống.
Đối với phụ nữ mang thai, viêm đại tràng co thắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, với triệu chứng dễ nhầm lẫn tới biểu hiện đau bụng thai sản. Bởi vậy nên khi mang bầu bị viêm đại tràng co thắt thì cần điều trị càng sớm càng tốt.