Viêm bờ mi trong danh sách mã hóa của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới được ký hiệu bằng mã ICD-10, nên thường được gọi là viêm bờ mi ICD 10. Bệnh lý này có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thị giác của người bệnh. Bên cạnh đó, dù là bệnh về mắt khá phổ biến và có khả năng phục hồi tốt theo phác đồ điều trị, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, bệnh vẫn để lại những vấn đề về sức khỏe mắt cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Viêm bờ mi ICD 10 và hai cấp độ bệnh
1.1. Tổng quan
Viêm bờ mi mắt là bệnh lý quen thuộc không quá khó nhận biết. Đây là tình trạng vùng biểu bì tự do của mi mắt, gần khu vực lông mi bị sưng viêm. Bệnh lý này khiến khu vực bờ mi của người bệnh có cảm giác ngứa, bỏng rát kèm theo tình trạng sưng đỏ, giảm khả năng nhìn, mắt châm chích, mí mắt có nhờn, nhạy cảm với ánh sáng bà thường chớp mắt liên tục.
Nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do sự tắc nghẽn tuyến dầu ở gốc lông mi và sự nhiễm khuẩn tại khu vực này. Tùy theo vị trí viêm, bệnh được chia ra thành 3 dạng: viêm bờ mi trước, viêm bờ mi sau và viêm bờ mi hỗn hợp.
Viêm bờ mi có thể ảnh hưởng đến thị lực, cản trở tầm nhìn và đưa lại sự khó chịu cho người bệnh. Bệnh cũng thường ảnh hưởng đến nang lông, khiến lông mi mọc ngược, rụng hoặc mọc bất thường. Dù không quá phổ biến, nhưng bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng như: viêm kết mạc, khô mắt, viêm giác mạc, chắp mắt, lẹo mắt,…
1.2. Hai cấp độ bệnh viêm bờ mi
Triệu chứng và tình trạng viêm bờ mi có thể là căn cứ để chúng ta xét xem bệnh đang ở mức độ nào: viêm bờ mi cấp hay viêm bờ mi mạn tính.
1.2.1. Viêm bờ mi cấp
Ở thể viêm cấp tính, người bệnh viêm bờ mi có những triệu chứng cơ bản của bệnh như: ngứa, bỏng rát, chảy nước mắt, nhạy cảm ánh sáng, …
Đồng thời, viêm bờ mi cấp còn có những dấu hiệu đặc trưng như:
– Xuất hiện các mụn mủ nhỏ ở nang lông mi với dịch mủ bên trong. Khi các mụn này bị vỡ sẽ để lại ổ loét nông với bờ khá rõ.
– Màng tiết tố dính ở bờ mi và lông mi. Thử bóc màng này có thể gây chảy máu và tình trạng đau rát, khó chịu.
– Sau điều trị khỏi bệnh, bờ mi có thể có sẹo hoặc lông mu mọc ngược. Đây cũng là nguyên nhân khiến viêm bờ mi dễ tái phát với người bệnh.
Viêm bờ mi cấp tính thường do vi khuẩn Staphylococcal gây viêm nang lông và các tuyến liên quan. Một số yếu tố tác nhân khác là virus herpes hoặc varicella zoster. Tình trạng dử mủ và thời gian bệnh với viêm bờ mi cấp không nặng và kéo dài nếu tác nhân và virus.
1.2.2. Viêm bờ mi mạn
Viêm bờ mi mạn thường do tuyến meibomius bị rối loạn chức năng, từ đó dẫn đến tắc nghẽn lỗ tuyến ở mi mắt, Một số yếu tố khác gây bệnh có thể kể đến là: tình trạng lẹo, chắp, mụn trứng cá ở nang lông mi,… có thể làm viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn.
Bên cạnh các triệu chứng chung, viêm bờ mi mạn tính có thể nhận dạng với tình trạng các lỗ tuyến bờ mi mắt bị giãn, tiết tố vàng đặc bịt kín nang lông và có thể chảy ra khi ấn tay vào.
Tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện viêm bờ mi mạn cũng có thể khác biệt giữa mỗi người bệnh. Nếu bệnh hình thành do tình trạng tăng tiết bã nhờn, sẽ thấy có lớp vảy mỡ dễ bóc trên bờ mi cùng những triệu chứng với viêm giác mạc như khô mắt, cộm mắt, căng mỏi mắt, thị lực kém,…
2. Chăm sóc và điều trị với bệnh nhân bị viêm bờ mi như thế nào?
Khi bị viêm bờ mi, việc thăm khám xác định nguyên nhân, cấp độ bệnh là điều quan trọng để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Việc điều trị thường hay được bệnh nhân tự thực hiện, chăm sóc, theo dõi tại nhà và thường sử dụng đến thuốc điều trị.
2.1. Vệ sinh mắt và mi mắt đúng cách với bệnh nhân viêm bờ mi
Đây là việc quan trọng để làm sạch dịch bẩn và mủ trên bờ mi mắt, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng nặng hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt trực tiếp hoặc đắp gạc lên mắt. Nên nhỏ mắt với nước muối 3-5 lần mỗi ngày để đảm bảo vấn đề vệ sinh mắt cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát.
Nếu bệnh nhân có hiện tượng dịch mủ bám đặc ở lông mi, khiến mắt dính thì việc đắp gạc nước ấm là cần thiết để làm mềm và bong lớp dịch này.
2.2. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn hoặc xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh có thể ở dạng dung dịch nhỏ mắt hoặc dạng mỡ bôi mi mắt.
Trong tình trạng khô mắt, bác sĩ có thể chỉ định thêm nước mắt nhân tạo cho bệnh nhân.
2.3. Sử dụng kính khi bị viêm bờ mi
Khi viêm bờ mi, mắt dễ nhạy cảm, tổn thương hơn. Việc đeo kính sẽ hạn chế được vấn đề này, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt nặng hơn.
2.4. Thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ để chữa viêm bờ mi
Dựa vào nguyên nhân, mức độ tình trạng viêm bờ mi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý này. Ngoài ra, bên cạnh việc dùng thuốc và vệ sinh đúng cách để chữa trị tình trạng viêm bờ mi, thì bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc phục hồi tránh biến chứng cũng là điều vô cùng cần thiết. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện theo chế độ sinh hoạt khoa học nhằm phục hồi bệnh viêm bờ mi hiệu quả và phù hợp.
Điều quan trọng mà bệnh nhân viêm bờ mi icd 10 cần lưu ý đó là, khi nhận thấy tình trạng mắt ngứa, cộm, sưng rát vùng bờ mi hay có dấu hiệu của bệnh, cần đi thăm khám sớm, phát hiện đúng nguyên nhân và tính chất của bờ mi viêm, từ đó có kế hoạch cũng như phương pháp điều trị phù hợp, đúng cách.