Viêm Amidan cấp tính làm sao để khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm Amidan được chia làm 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị sớm sẽ biến chứng sang giai đoạn mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Amidan cấp tính để có thể phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này nhé.

1. Tổng quan về viêm Amidan

1.1 Thông tin về Amidan

Amidan là một tổ chức lympo có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan hoạt động mạnh nhất vào khoảng 4 – 10 tuổi và đến giai đoạn dậy thì sẽ giảm dần chức năng và không hoạt động mạnh nữa. Viêm Amidan là tình trạng vi khuẩn ồ ạt xâm nhập vào khoang miệng khiến Amidan không sản xuất kịp kháng thể, bị vi khuẩn bao vây và biến thành ổ viêm nhiễm.

Amidan là gì

Amidan hoạt động mạnh nhất vào khoảng 4 – 10 tuổi và đến giai đoạn dậy thì sẽ giảm dần chức năng và không hoạt động mạnh nữa

1.2 Các loại viêm Amidan

– Viêm Amidan thể cấp tính: Là tình trạng Amidan bị xuất tiết và sung huyết trong một thời gian ngắn, có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên Amidan.

– Viêm Amidan thể mạn tính: Người bệnh bị Amidan cấp tính và tái phát nhiều lần trong năm và biến chứng thành tình trạng mạn tính.

2. Nguyên nhân viêm Amidan cấp tính

Amidan cấp tính xảy ra thường do 2 nguyên nhân là vi khuẩn và virus.

– Về vi khuẩn: Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên viêm Amidan trong đó đặc biệt phải kể đến liên cầu nhóm A tan huyết beta. Các nhóm vi khuẩn khác ít gặp hơn và tỷ lệ gây bệnh thấp hơn.

– Về virus: Có nhiều loại virus được xác định là nguyên nhân gây viêm Amidan như Herpes simplex, Influenzae, RSV, Rhinovirus, Parainfluenzae,….

Ngoài ra, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ gặp tình trạng viêm Amidan như:

– Trẻ đang trong giai đoạn 4 – 10 tuổi.

– Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách.

– Khi ngủ há miệng để thở.

– Có thói quen hút thuốc lá.

– Môi trường sống quá ô nhiễm và nhiều khói bụi ảnh hưởng đến hô hấp.

– Không dọn dẹp nhà cửa nhà cửa thường xuyên, sạch sẽ.

– Hệ miễn dịch hoạt động kém, không đủ bảo vệ cơ thể.

– Tiếp xúc gần với những người bị viêm đường hô hấp.

Sống ở những môi trường khói bụi khiến tăng nguy cơ bị viêm Amidan

Sống ở những môi trường khói bụi khiến người bệnh tăng nguy cơ bị viêm Amidan

3. Triệu chứng viêm Amidan cấp tính

Amidan cấp tính sẽ đặc trưng bởi một số dấu hiệu như:

– Sốt cao từ 38 – 39 độ, cơ thể có dấu hiệu rét run và ớn lạnh.

– Vùng cổ họng có dấu hiệu nóng, khô và bị khó chịu, vướng khi ăn uống.

– Cổ họng bị đau, cơn đau sẽ tăng dần khi nuốt, ho hay đau nhói ở tai.

– Khi quan sát vòm họng thấy có dấu hiệu Amidan bị sưng lên, phù nề và nhiều trường hợp có bựa trắng.

– Toàn thân mệt mỏi, đau khớp và đau đầu.

– Phần hạch trước ở vùng cổ sưng và mềm.

– Nôn ói, chán ăn và ngủ kém.

– Khoang miệng bị nhiễm trùng, có mùi hôi khó chịu.

– Nhiều trường hợp bị táo bón, tiểu tiện ít và đậm màu nước tiểu.

4. Điều trị viêm Amidan cấp tính

Để chẩn đoán tình trạng viêm Amidan, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu và lấy mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu để phân biệt với một số bệnh lý khác.

Sau khi đã xác định bệnh nhân bị viêm Amidan thể cấp tính, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh mà đưa ra một số phương pháp điều trị sau:

4.1 Điều trị bằng thuốc

viêm amidan cấp tính

Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng đơn thuốc bác sĩ đã kê để đạt được hiệu quả và điều trị triệt để ổ viêm

Thuốc điều trị chính là kháng sinh vì nguyên nhân gây nên viêm Amidan chính là liên cầu khuẩn nhóm A tan huyết beta. Bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân dùng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày kết hợp với một số loại thuốc điều trị triệu chứng (tuỳ thuộc vào triệu chứng bệnh nhân có).

4.2 Chế độ chăm sóc khoa học

Ngoài việc điều trị theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, bệnh nhân cần có một chế độ chăm sóc sức khoẻ hợp lý với một số lưu ý như:

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm những việc nặng nhọc.

– Ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước.

– Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ định của bác sĩ.

– Dùng dung dịch kiềm ấm để súc miệng như bicarbonat natri, borat natri….

– Nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống đầy đủ, đa dạng vitamin, sữa chua để tăng sức đề kháng.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm Amidan cấp tính. Cần lưu ý, để tình trạng này được điều trị hiệu quả và không biến chứng sang Amidan mạn tính, bạn nên cân nhắc và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital